Bạn thắc mắc vì sao mụn trứng cá có yếu tố di truyền? Đừng lo lắng, bởi có không ít độc giả cũng có chung câu hỏi như bạn. Vậy thì hãy cùng cachdieutrimuntrungca.com đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này, bạn nhé!
Bị mụn quả là một điều tệ hại, nhất là khi bạn là một cô gái. Từng ngày qua đi chỉ mong sao cho những đốm mụn bay mất, để bạn có thể tự tin làm những điều mình thích. Mụn trứng cá hành hạ bạn khổ sở như vậy, nhưng bạn đã từng suy nghĩ mình bị di truyền chúng từ cha mẹ không? Bởi theo các chuyên gia thì một trong những nguyên nhân gây mụn trứng cá là yếu tố di truyền. Theo dõi bài viết dưới đây để được bác sĩ của chúng tôi giải đáp.
I. Cơ chế hình thành mụn trứng cá
Mụn trứng cá là dạng mụn phổ biến nhất, chỉ tình trạng viêm nang lông tuyến bã, biểu hiện bằng sự sưng viêm trên bề mặt và có cồi mụn được bao bởi dịch lỏng. Cơ chế hình thành của mụn trứng cá có liên quan mật thiết với sự tăng tiết bã nhờn của da. Cụ thể khi da gặp tình trạng tăng tiết bã nhờn, kết hợp với bụi bẩn cùng các tế bào da chết sẽ gây bít lỗ chân lông và hình thành nên nhân mụn.
Trong trường hợp nhân mụn kín (nằm dưới bề mặt da) trong lỗ chân lông thì sẽ tạo thành nhân đầu trắng có dịch trắng bao bọc. Nếu nhân mụn hở và có sự tiếp xúc với oxy ngoài không khí (gọi là hiện tượng oxy hóa) thì sẽ tạo thành nhân đầu đen. Ở một trường hợp khác, nếu nhân mụn bị vi khuẩn xâm nhập và không được làm sạch sẽ hình thành nên mụn sưng viêm, mụn mủ, mụn bọc, mụn nang cứng gây đau nhức và để lại vết thâm lâu sậm màu nhất.
Thực tế thì mụn trứng cá có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, nhưng nam giới thường sẽ bị nặng hơn do nội tiết tố nam có liên quan gần với sự kích thích tăng tiết bã nhờn của da. Lứa tuổi bị nổi mụn trứng cá nhiều nhất là tuổi dậy thì (thường là từ 13 – 18 tuổi) do sự thay đổi của nội tiết tố. Điều đó có nghĩa là sau khi dậy thì xong thì mụn cũng dần biến mất. Tuy nhiên, có khá nhiều trường hợp mụn trứng cá kéo dài đến sau khi trưởng thành hoặc chỉ xuất hiện ở người trưởng thành.
II. Vì sao mụn trứng cá có yếu tố di truyền?
Như vậy, mụn kéo dài (hoặc bắt đầu xuất hiện) ở tuổi trưởng thành đã cho thấy có một nguyên do gì khác ngoài sự thay đổi nội tiết tố, gây ra mụn trứng cá. Một trong số đó là yếu tố di truyền. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, yếu tố di truyền ảnh hưởng khá nhiều đến sự hình thành và phát triển của mụn trứng cá.
Theo các chuyên gia thì những người có cùng huyết thống sẽ được di truyền một số đặc điểm giống nhau từ cha mẹ. Một trong số đó cấu trúc da. Cụ thể, nếu cấu trúc da và thể địa da của cha mẹ đều là da dầu (đây là loại da có tuyến bã nhờn phình to và sự tăng tiết chất bã nhờn cao nhất) thì con cái của họ cũng được di truyền đặc điểm này. Và cũng như chúng ta đều biết, mụn trứng cá xuất hiện ở da dầu là nhiều nhất, nhiều gấp đôi so với da khô, da thường. Vì vậy, nếu cha mẹ đều sở hữu làn da dầu thì nguy cơ bị mụn của bạn sẽ gia tăng từ 45-50% ở tuổi trưởng thành.
Một điều nữa, yếu tố di truyền cũng sẽ quyết định hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bạn nên biết hệ miễn dịch có một vài trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trên da. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu như khả năng miễn dịch suy yếu thì cơ thể sẽ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, gây mụn trứng cá và các chứng viêm da khác. Như vậy, cha mẹ có hệ miễn dịch không tốt sẽ khiến cho con cái tăng nguy cơ bị mụn trứng cá hơn.
Tuy nhiên, mụn trứng cá do di truyền sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với những thành viên khác nhau trong gia đình. Có nghĩa là yếu tố di truyền sẽ tăng nguy cơ bị mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành nhưng chỉ ở mức tương đối, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Chẳng hạn, anh chị em cùng cha mẹ hoặc là những cặp song sinh sẽ rất có thể cùng bị mụn như cha (hoặc mẹ) nhưng tình trạng lại không hề giống nhau. Có thể người em bị mụn dày đặc nhưng người chị chỉ bị lốm đốm.
III. Cách khắc phục mụn trứng cá do di truyền
Đi từ nguyên nhân chủ yếu gây nên mụn trứng cá do di truyền là hệ miễn dịch và cấu trúc da, chúng ta sẽ có những cách để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng này. Bạn lưu ý thực hiện theo như sau:
- Hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm khi đang bị nổi mụn. Nếu có dịp quan trọng phải trang điểm thì bạn tẩy trang thật sạch bằng nước tẩy trang cho da mụn.
- Bạn có thể bôi các sản phẩm điều trị tại chỗ có tác dụng chống viêm, diệt vi khuẩn, giảm sừng hóa, tiêu nhân mụn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ da liễu.
- Kết hợp thêm những cách điều trị mụn bằng các loại nguyên liệu đến từ thiên nhiên như mật ong, nha đam, tinh dầu tràm, trà xanh v.v…cũng là một cách hay để trị mụn nhẹ nhàng.
- Quan trọng nhất vẫn là chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của bạn. Bởi mụn trứng cá có yếu tố di truyền sẽ không có cơ hội hình thành nếu bạn sở hữu một hệ miễn dịch tốt, một sức khỏe tốt.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu cũng là một cách giúp hệ miễn dịch của bạn được tăng cường.
- Tuyệt đối không nên tự ý nặn mụn vì sẽ khiến da bị tổn thương và lây lan vi khuẩn gây mụn sang các vùng da lân cận.
- Nếu sở hữu một làn da dầu như ba hoặc mẹ mình thì bạn cũng có thể kiểm soát được lượng dầu bằng cách sử dụng toner dưỡng ẩm và đắp mặt nạ cung cấp dưỡng ẩm.
Như vậy, chúng tôi chắc chắn rằng sau khi theo dõi bài viết bạn đã có thể trả lời được câu hỏi: “Vì sao mụn trứng cá có yếu tố di truyền” được đặt ra ở trên. Biết rõ được nguyên nhân sẽ giúp bạn có thể chủ động và chính xác hơn trong cách cải thiện mụn. Chúc bạn luôn sở hữu một làn da như mong muốn.
Tổng hợp và biên soạn: An Lê.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm:
BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!