Mụn có thể nằm ở nhiều vị trí nào trên cơ thể, nhưng mụn hay nổi ở sau gáy thì bạn không nên xem thường. Tuy không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ như mụn nổi trên mặt, nhưng để khỏi hẳn không phải là một điều đơn giản như bạn vẫn nghĩ.
Mụn vẫn luôn là một vấn đề mà chúng tôi nghĩ không ai là không quan tâm. Hãy tưởng tượng, một ngày thức dậy và thấy gương mặt mình chi chít những mụn, cá là bạn chẳng dám đi ra ngoài mà gặp người ta. Không khiến bạn phải có một ngày xám xịt như vậy, nhưng mụn mọc ở sau gáy cũng sẽ mang lại những rắc rối của riêng nó. Bạn cũng đã biết, sau gáy là vùng da có sự tiếp xúc hằng ngày với tóc và quần áo. Do đó, mụn ở vị trí này sẽ dễ bị vỡ hơn và làm bạn cảm thấy khó chịu hơn rất nhiều. Chẳng hạn như tâm sự của một bạn đọc gửi về chuyên mụn:
” Dạo gần đây tự dưng em hay bị nổi mụn ở sau gáy, mà cái nào cái nấy không sưng đỏ thì cũng mưng mủ khiến em ngứa ngáy lắm. Chưa kể mà mỗi lần buộc tóc hay thay áo mà lỡ va quẹt trúng thì ôi thôi đau thấu trời xanh. Mà hình như em thấy mụn đang có sự lây lan nhanh nên em lo lắng vô cùng. Rất mong chuyên mục giúp em giải thích vì sao em lại bị như vậy và có cách nào để chữa trị hay không? Em xin chân thành cảm ơn”
(nguyenphuong***@gmail.com).
I. Nguyên nhân khiến mụn hay nổi ở sau gáy
Như chúng tôi đã nói ở trên, mụn không chỉ xuất hiện trên mặt. Bất kỳ vùng da nào trên cơ thể cũng đều có thể là nơi trú ẩn của những nốt mụn xấu xí. Thông thường, ngoài da mặt ra thì một số vùng da mỏng hoặc có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như cổ, ngực, sau gáy, lưng…., cũng có nguy cơ bị nổi mụn khá là cao. Và bạn cũng nên biết là mỗi vị trí nổi mụn có những lý do khác nhau. Trong đó, mụn hay nổi ở sau gáy xuất hiện thương là do các nguyên nhân sau:
- Da bị viêm do vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn.
- Áo gối, mền, drap trải giường không được vệ sinh sạch sẽ khiến cho vi khuẩn và bụi bẩn có cơ hội xâm nhập vào vùng da sau gáy khi chúng ta ngủ.
- Một nguyên nhân chính nữa khiến cho lỗ chân lông ở sau gáy bị vi khuẩn tấn công, đó là tóc bẩn.
- Vùng da sau gáy tăng tiết bã nhờn do các hoạt động thể thao hoặc khuân vác, vui chơi…dẫn đến lỗ chân lông bị tắc nghẽn và sinh ra mụn trứng cá, mụn sưng viêm có mủ.
- Trong những ngày nắng nóng mà lười tắm gội, thay áo quần sẽ tăng 75% nguy cơ bị mụn ở ngực, lưng và sau gáy.
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc và tạo kiểu tóc có chứa những chất kích ứng hoặc không phù hợp với làn da. Những sản phẩm này nếu được dùng quá nhiều cũng sẽ khiến cho lỗ chân lông vùng da sau gáy bị tắc nghẽn, từ đó sinh ra mụn.
- Có thể do bạn có cơ địa da nhờn (da dầu) hoặc sức đề kháng thấp nên rất dễ bị nhiễm khuẩn và dễ bị vi khuẩn P.acnes gây mụn tấn công.
II. Cách chữa mụn nổi ở sau gáy nhanh, an toàn
Mụn hay nổi ở sau gáy thật ra cũng có thể chữa được nếu bạn biết áp dụng đúng cách. Thực tế cũng có khá nhiều cách có thể khắc phục được tình trạng này, nhưng chuyên mục cachdieutrimuntrungca.com sẽ gửi đến bạn 2 cách được nhiều người áp dụng nhất.
1. Chữa mụn hay nổi ở sau gáy với nha đam
Nha đam (lô hội) vốn là một nguyên liệu rất được ưu ái trong các công thức làm đẹp và trị mụn. Với tính mát, lành và khả năng kháng viêm, giảm sưng của mình, nha đam là một lựa chọn tuyệt vời trong việc trị mụn trên diện rộng như mụn mọc ở sau gáy. Không những thế, các vitamin và khoáng chất trong nha đam còn có thể làm mờ vết thâm và giúp da luôn đủ ẩm. Bạn có thể kết hợp nha đam với mật ong nguyên chất để gia tăng hiệu quả.
Cách thực hiện cũng khá quen thuộc và đơn giản, nhanh chóng. Đầu tiên, chúng ta khuấy đều 1/2 chén gel nha đam và 2 thìa cà phê mật ong lại với nhau. Sau các bước làm sạch mặt cơ bản, bạn thoa hỗn hợp trên lên vùng da gáy đang bị mụn, thư giãn trong 30 phút. Kết thúc cách này bằng việc rửa sạch lại với nước mát. Chỉ cần bạn chăm chỉ thực hiện phương pháp này mỗi tuần 3-4 lần, mụn ở sau gáy sẽ mau chóng giảm sưng và xẹp dần.
2. Chữa mụn ở sau gáy bằng kem đặc trị mụn trứng cá
Bên cạnh sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên, bạn cũng có thể trị mụn sau gáy bằng những loại thuốc đặc trị mụn trứng cá dùng cho da mặt. Hãy chủ động lựa chọn sản phẩm có chứa chất Salicylic acid (5-10%) để có thể làm mỏng lớp sừng trên bề mặt da đồng thời giúp bã nhờn thoát ra ngoài dễ dàng hơn bằng cách làm bong các nút sừng ở cổ tuyến bã nhờn. Từ đó làm giảm hiện tượng tắc nghẽn lỗ chân lông.
Hơn thế nữa, các thành phần khác trong kem trị mụn còn có công dụng giảm sưng viêm và làm khô cồi mụn. Một số loại kem còn giúp cho bề mặt da mềm mại hơn và ngăn chặn sự hình thành thâm sẹo. Bạn có thể dễ dàng tìm mua cho mình một tuýp/hũ kem trị mụn phù hợp trên thị trường, nhưng tốt nhất là nên theo sự tư vấn của các chuyên gia da liễu. Một số kem trị mụn được nhiều người dùng đánh giá cao có thể kể đến như: Avene Cleanance K, Avene Triacneal Expert Emulsion, Sebamed pH5.5 Clear Face Anti-Pimple v.v…
III. Cần làm gì để mụn ở sau gáy mau khỏi?
Mụn hay nổi ở sau gáy có thể được cải thiện rõ rệt nếu bạn thực hiện song song các cách điều trị cũng với những việc nên làm sau đây:
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân như áo gối, mền, quần áo, drap giường để có thể tiêu diệt nơi ẩn nấp của vi khuẩn, làm giảm mạnh và ngăn ngừa sự hình thành mụn sau gáy.
- Nên gội đầu 2 ngày/lần hoặc gội mỗi ngày nếu bạn ra nhiều mồ hôi. Tắm mỗi ngày với xà phòng dịu nhẹ và khi tắm lưu ý làm sạch vùng da sau gáy một cách cẩn thận và nhẹ nhàng.
- Lựa chọn thật kỹ các sản phẩm chăm sóc tóc (dầu gội, dầu xả, dầu dưỡng tóc, gel vuốt tóc) sao cho thật an toàn cho làn da. phù hợp với da và tóc. Lưu ý không bôi lan những sản phẩm này xuống vùng da gáy sẽ gây kích ứng và khiến mụn trầm trọng hơn.
- Tuyệt đối không nặn mụn sau gáy bằng bất cứ hình thức nào. Việc làm này sẽ chỉ khiến cho tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn, khiến mụn lây lan sang các vùng da xung quanh.
- Trong trường hợp mụn ở gáy bị sưng to và gây đau nhức dữ dội, bạn có thể uống thêm thuốc kháng sinh (khoảng 1 tuần) theo chỉ định của bác sĩ.
Nói tóm lại, mụn hay nổi ở sau gáy cũng là một tình trạng khá phổ biến nên bạn không phải lo lắng quá. Nếu chẳng may mắc phải, bạn có thể thực hiện theo những hướng dẫn chi tiết ở trên để khắc phục. Và cũng nên hiểu rằng, việc tối ưu nhất mà bạn cần làm là đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được sớm chẩn đoán và điều trị.
T. Vân An.
Bạn cũng nên tham khảo:
BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!