Nhiều người cho rằng mụn có thể nặn được khi đã “chín”, đó là một suy nghĩ có cơ sở. Do đó, cachdieutrimuntrungca.com sẽ hướng dẫn nặn mụn đúng cách và hạn chế tối đa sự hình thành sẹo thâm.
Mụn trứng cá thường xuất hiện ở tuổi dậy thì và giảm dần ở tuổi trưởng thành. Đây là một vấn đề về da rất phổ biến và gây ra nhiều phiền toái cho người mắc phải. Mụn mọc trên da sẽ gây ngứa ngáy và theo như thống kê, có đến 70% người bị mụn khi được hỏi đều cho rằng họ rất muốn nặn chúng, và 60% trong số đó thừa nhận mình thường xuyên nặn mụn.
Chúng ta đều biết, nặn mụn tùy tiện và sai cách sẽ khiến cho da bị tổn thương, thậm chí gây viêm da và nhiễm trùng da. Hơn nữa, gần như 99% là bạn sẽ bị thâm hoặc sẹo lõm do mụn để lại. Vì vậy, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách nặn mụn đúng để có thể dễ dàng lấy đi nhân mụn mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe làn da, cũng như không để lại sẹo thâm.
Hướng dẫn nặn mụn đúng cách và không bị thâm
Để có thể loại bỏ được cồi mụn một cách nhanh chóng, bạn cần biết cách nhận biết những mụn nào là có thể nặn được và thực hiện theo đúng những chỉ dẫn.
Cách xác định mụn có thể nặn được
Trước khi tiến hành các công đoạn nặn mụn thì bạn cần phải xác định: những đốm mụn ấy có thể nặn được hay không. Bạn cần phải biết, điều kiện để một đốm mụn có thể nặn được là:
- Những đốm mụn có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng đầu đũa, mọc riêng lẻ trên bề mặt da.
- Mụn đã chín muồi với biểu hiện là đầu mụn khô lại, cồi mụn nằm trồi rõ ràng trên bề mặt da và sờ vào ít thấy ngứa, tình trạng sưng đỏ cũng không còn nhiều.
Ngược lại, với những nốt mụn sưng to, có chứa nhiều mủ hay mụn liên kết với nhau thành đám, không thấy rõ nhân mụn và gây đau nhức thì bạn tuyệt đối không tác động vào. Việc mà bạn có thể làm với chúng là đến gặp bác sĩ để được điều trị và lấy nhân mụn. Bên cạnh đó, mụn nằm ở “vùng nguy hiểm” (giữa 2 lông mày, mũi, nhân trung, cằm) bạn cũng không được phép nặn, vì rất có thể sẽ gây vỡ mạch máu. Sau khi đã xác định được những mụn có thể nặn, bạn tiến hành nặn mụn theo hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ nặn mụn
Móng tay và da bàn tay là nơi có khả năng tiếp xúc với vi khuẩn nhiều nhất. Do đó, bạn không nên nặn mụn trực tiếp bằng tay mà phải chuẩn bị những dụng cu nặn mụn, bao gồm:
- Cây nặn mụn (nên mua loại tốt)
- Cây nhíp gắp có đầu nhỏ
- Bông gòn, tăm bông
- Nước muối sinh lý hoặc cồn sát khuẩn.
Bước 2: Vệ sinh da mặt, tay và dụng cụ nặn mụn
Vệ sinh là một bước cực kỳ quan trọng, bởi vì rủi ro lớn nhất khi nặn mụn sai cách là sự lây lan vi khuẩn. Do đó, để có thể đảm bảo sạch sẽ, trước khi nặn mụn bạn phải làm sạch mặt bằng các bước cơ bản: rửa mặt bằng sữa rửa mặt dành riêng cho da mụn và lau khô. Việc rửa mặt sẽ giúp lấy đi bụi bẩn, dầu nhờn và vi khuẩn P.acnes đang tồn tại trên bề mặt da. Lưu ý, bàn tay của bạn cũng phải được rửa thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn.
Bạn cũng cần đảm bảo về tính sạch sẽ của những dụng cụ đã chuẩn bị ở trên. Riêng với nhíp và cây nặn mụn thì cần phải được rửa qua cồn, nước muối hoặc ngâm trong nước sôi tầm 7 phút để tiêu diệt vi khuẩn. Đây là việc làm rất cần thiết, vì nếu dụng cụ nặn mụn không được sạch thì tình trạng mụn của bạn sẽ tệ hơn rất nhiều.
Bước 3: Xông hơi cho da mặt
Xông hơi là một cách giúp cho lỗ chân lông được nở ra từ đó có thể đào thải các chất cặn bã như tế bào da chết, bụi bẩn v.v…Đối với việc nặn mụn thì xông hơi còn giúp cho nhân mụn trồi lên cao hơn và da cũng mềm hơn, giảm cảm giác đau. Chính vì thế mà xông hơi tạo điều kiện thuận lợi để việc lấy mụn diễn ra nhanh hơn và êm ái hơn.
Bạn có thể xông hơi với nước nóng hoặc xông với một số nguyên liệu thiên nhiên có tính năng kháng khuẩn khác như: gừng, xả, vỏ bưởi, tía tô, trà xanh v.v… hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu mà mình thích vào nước ấm nóng. Khi xông hơi da mặt, bạn lưu ý không áp mặt quá sát với mặt nước để tránh tình trạng bị phỏng. Khoảng cách an toàn dành cho công đoạn này là từ 15-30cm và chỉ thực hiện trong 5-7 phút.
Bước 4: Tiến hành nặn mụn
Vậy là chúng ta đã đến bước quan trọng nhất: nặn mụn. Cách nặn đúng là bạn dùng đầu nhịn của cây nặn mụn (đã được diệt khuẩn) khều nhẹ để lấy đi lớp màng bao quanh mụn. Lúc này, đối với mụn trứng cá thì sẽ có hiện tượng chảy ra 1 ít dịch lỏng. Bạn lấy bông gòn lau sạch rồi dùng đầu tròn của cây nặn mụn ấn nhẹ, nhân mụn sẽ trồi ra ngay. Sau đó, bạn đặt 1 miếng bông gòn khác lên trên đốm mụn và dùng ngón trỏ và ngón cái bóp nhẹ để đẩy dịch và máu ra.
Vứt ngay miếng bông gòn đó vào sọt rác và dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý chấm 2 lần lên đốm mụn vừa nặn. Như vậy là bạn đã hoàn thành xong bước nặn mụn đúng cách rồi.
Bước 5: Chăm sóc da sau khi nặn mụn
Sau khi đã nặn mụn xong, bạn phải rửa mặt sạch mặt với nước muối loãng để đảm bảo da mặt không bị vi khuẩn P.acnes lây lan và tránh tình trạng viêm nhiễm. Lúc này, bạn đợi cho bề mặt da chỗ những đốm mụn vừa nặn xong se mặt lại (thường là từ 15-20 phút) sau đó đắp một lớp mặt nạ nghệ để sát khuẩn, giảm sưng và ngăn ngừa vết thâm. Vào buổi tối của ngày tiếp theo, bạn hãy sử dụng mặt nạ dưỡng da để da mau chóng phục hồi và ngăn ngừa mụn quay trở lại.
Trên đây là những hướng dẫn nặn mụn đúng cách và chi tiết nhất, giúp bạn dễ dàng lấy đi nhân mụn mà không sợ lây lan cũng như thâm sẹo. Chúng tôi hy vọng bài viết trên sẽ rất có ích cho bạn. Bên cạnh đó, bạn cần thiết lập một chế độ ăn uống và sinh hoạt tốt cho da để ngăn ngừa và hỗ trợ trị mụn. Chúc bạn mau chóng có một làn da như mong muốn.
T.T.Thanh.
Có thể bạn muốn biết:
BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!