Nặn mụn là cách loại bỏ mụn nhanh nhưng lại không hề đơn giản chút nào. Nếu không được xử lý đúng cách, nốt mụn có thể càng bị sưng to và viêm nhiễm lan sang các vùng da xung quanh, thậm chí là nhiễm trùng máu cực kỳ nguy hiểm. Trước khi quyết định nặn mụn, bạn nên tham khảo cách nhận biết mụn đã chín và nặn mụn không để lại sẹo từ cachdieutrimuntrungca.com để thực hiện sao cho hiệu quả và an toàn nhé.
Cách nhận biết mụn đã chín – Mụn nào mới được nặn?
Nặn mụn không phải là một thói quen tốt, tuy nhiên, với những nốt mụn có nhân quá to hay cứng và không thể tự tiêu biến hoặc bong đi thì nặn mụn chính là biện pháp thích hợp nhất trong trường hợp này. Trước khi nặn mụn, điều đầu tiên mà bạn cần làm là kiểm tra xem nốt mụn mà bạn muốn nặn là loại mụn nào, mụn đã chín muồi hay chưa, có nhìn thấy nhân mụn hay không… Cụ thể, những loại mụn mà bạn nên nặn và không nên nặn bao gồm:
1/Những loại mụn không nên nặn
Không nặn mụn có nhiều ổ viêm, không thấy cồi mụn
– Mụn trứng cá bọc: Mụn có nhiều ổ viêm, chứa mủ sưng to và đau, không thấy cồi mụn.
– Mụn trứng cá nổi thành đám: Mụn xuất hiện cùi trắng, mụn mủ lớn và đau, mụn có chảy dịch hoặc chứa mủ rất hôi.
– Mụn trứng cá ác tính: Mụn này xuất hiện đột ngột, sưng viêm, có kích thước lớn và rất đau, có thể kèm theo sốt nhẹ, loại mụn này rất dễ loét và để lại sẹo khi lành.
– Mụn thịt: Mụn thường mọc thành đám ở vùng quanh mắt, dưới lông mày, trên mí mắt… có màu trắng hoặc vàng đục với đường kính từ 1-2mm. Nhân mụn này thường cứng và nằm sâu nên không thể nặn mà phải xử lý bằng phương pháp y khoa.
⇒ Đây là những loại mụn nguy hiểm có thể khiến da bị viêm nặng, để lại sẹo lõm, vết thâm, thậm chí khiến mụn bùng phát trên diện rộng nếu không biết cách xử lý hoặc xử lý không đúng cách… Với những loại mụn này, bạn cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của chuyên gia hoặc chuyên viên về da liễu để lấy nhân mụn đúng cách.
→ Nhiều bạn thắc mắc: Có nên nặn mụn đầu đen không?
2/Cách nhận biết mụn đã chín và nên nặn
Những loại mụn có thể nặn là những mụn đã chín, mụn mọc riêng lẽ với kích thước nhỏ, cồi mụn khô lại và trồi lên bề mặt da, sờ vào không thấy đau nhức. Ngược lại, nếu bạn sờ vào mà thấy cảm giác đau, nhìn thấy vẫn còn mủ bên trong thì có thể là mụn chưa chín, không nên nặn để tránh nhiễm trùng da. Các mụn mà bạn có thể nặn thường là:
Cách nhận biết mụn đã chín
– Mụn đầu trắng và mụn đầu đen: Những mụn này thường không chứa dịch và mủ, cồi mụn khô nên nguy cơ viêm nhiễm sẽ thấp hơn.
– Mụn mủ: Nếu mụn không còn nóng, sưng đỏ và cứng, không gây đau nhức khi sờ vào.
⇒ Mặc dù các mụn trên đây đã chín và có thể nặn, nguy cơ gây viêm nhiễm thấp nhưng nếu nặn mụn không đúng cách vẫn có thể gây nhiễm trùng da. Bạn cần phải lấy hết toàn bộ nhân mụn trong ông nang lông để tránh nhân còn sót lại và tạo điều kiện để mụn tái phát (với mụn mủ) hoặc chuyển thành mụn viêm (với mụn đầu trắng và mụn đầu đen).
Hướng dẫn nặn mụn không để lại sẹo
1/Chuẩn bị các dụng cụ nặn mụn
- Cây nặn mụn
- Nhíp gấp mụn
- Bông gòn
- Tăm bông
- Cồn hoặc nước muối sinh lý
Cây nặn mụn và nhíp gắp mụn
2/Các công đoạn cần thiết trước khi nặn mụn
- Rửa mặt và rửa tay sạch sẽ
Để ngăn chặn vi khuẩn từ tay lây lan sang da mặt và gây nhiễm trùng, trước khi nặn mụn, bạn cần vệ sinh tay bằng xà phòng diệt khuẩn giúp tiêu diệt ổ vi khuẩn. Sau đó, hãy rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt và nước ấm để loại bỏ bã nhờn, vi khuẩn và bụi bẩn trên da, giúp lỗ chân lông thông thoáng.
- Vệ sinh các dụng cụ nặn mụn
Vệ sinh các dụng cụ nặn mụn như cây nặn mụn, nhíp gấp mụn bằng cồn 90 độ hoặc trụng qua nước sôi để diệt trùng, đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với da.
- Xông hơi da mặt
Xông hơi có tác dụng làm giãn nở lỗ chân lông giúp đẩy các vi khuẩn và bụi bẩn trong lỗ chân lông, kể cả nhân mụn ra ngoài dưới tác động của hơi nước. Bạn có thể xông hơi da mặt bằng nước nóng hoặc cho thêm một số nguyên liệu thiên nhiên (chanh, xả, gừng, lá tía tô, ngải cứu…) hay tinh dầu thiên nhiên (tinh dầu tràm trà, oải hương, cam, chanh, bưởi, bạc hà…) để giúp thư giãn tinh thần.
Xông hơi da mặt giúp nặn mụn dễ hơn
3/Hướng dẫn nặn mụn
– Khi nặn mụn, bạn nên chọn nơi có ánh sáng tốt, chẳng hạn như dưới ánh đèn bàn để xác định rõ mụn nào đã chín, nhìn thấy được nhân mụn và cồi mụn để lấy được toàn bộ.
– Với những nốt mụn có nhân đã trồi lên bề mặt da, bạn chỉ cần dùng nhíp ấn nhẹ và gắp lấy nhân mụn dễ dàng.
– Còn những mụn nào có nhân cứng hơn, bạn dùng cây đè mụn ấn nhẹ và xoay quanh đầu mụn để dồn lực vào trung tâm nốt mụn, đẩy nhân mụn trồi lên từ từ và Không đè mạnh một chỗ dễ gây vỡ mạch máu dưới da, bong da, sưng đỏ da.
– Với mụn mủ, bạn cần dùng cây nặn mụn ấn một cách dứt khoát để đẩy nhân mụn trồi lên, sau khi cồi mụn và dịch ủ chảy ra thì dùng bông gòn hoặc tăm bông lau sạch.
– Sau khi lấy mụn xong, dùng cồn sát trùng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch vùng da được lấy mụn.
Nặn mụn đúng cách không để lại sẹo
** Lưu ý:
- Bạn phải lấy sạch hết toàn bộ nhân mụn, cồi mụn, dịch mủ (nếu có) trong nốt mụn, tránh để sót có thể gây tái phát mụn.
- Không dùng tay và móng tay trực tiếp nặn mụn để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây mụn nhiều hơn.
- Trong khi lấy mụn, bàn tay không được đụng vào bất cứ chỗ nào ngoài dụng cụ lấy mụn và vùng mụn.
- Nhân mụn được lấy ra nên để vào miếng bông gòn sạch và cho vào thùng rác, không nên quẹt ra khăn hay giường, quần áo để tránh dây vào da.
- Không nên lấy mụn đầu đen, đầu trắng cùng lúc với mụn mủ sẽ dễ lây viêm. Nên nặn mụn đầu trắng và đầu đen trước rồi sau đó mới đến mụn mủ.
Xem thêm video hướng dẫn cách nặn mụn đúng cách không để lại sẹo:
Sau khi nặn mụn thường để lại những vết sưng đỏ, nếu không biết xử lý có thể gây viêm nhiễm và để lại những vết sẹo xấu xí. Vì thế đừng bỏ qua bài viết: Sau khi nặn mụn nên làm gì để không bị thâm và sẹo
4/Chăm sóc da sau khi nặn mụn
- Rửa mặt sạch
Để tránh mụn bị viêm tái phát hoặc bội nhiễm, sau khi nặn mụn, bạn nên rửa mặt lại một lần nữa với sữa rửa mặt và nước sạch. Dùng khăn thấm khô nước trên da và thoa nước hoa hồng để làm dịu làn da vừa mới nặn mụn xong.
- Sử dụng các sản phẩm đặc trị
Thoa các sản phẩm đặc trị mụn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm chứa salicylic acid, benzoyl peroxide, alpha hydroxyl, hydrogen peroxide,… sẽ giúp nốt mụn giảm sưng đỏ, nhanh khô và mau lành da.
- Dùng kem trị thâm sẹo
Sau khi mụn lành, lớp mài bong đi (với mụn mủ) thường để lại vết thâm hoặc sẹo. Lúc này, bạn có thể dùng các loại kem trị vết thâm và ngừa sẹo hoặc một số nguyên liệu thiên nhiên như nghệ, rau má, chanh, mật ong… để cải thiện làn da.
Hy vọng, những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn xử lý mụn đúng cách, không để lại sẹo và giúp da phục hồi hiệu quả sau nặn mụn nhé.
Chúc bạn thực hiện thành công!
BẠN CÓ THỂ TÌM ĐỌC THÊM:
BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!