Bị mụn khi mang thai phải làm sao? Tình trạng mụn thường gặp vào giai đoạn mang thai có gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc còn tồn đọng.
Vào giai đoạn mang thai, cơ thể người phụ nữ dường như thay đổi hoàn toàn về thể chất lẫn tinh thần. Một trong những yếu tố làm thay đổi cục diện đó chính là sự xuất hiện của mụn, nám, sạm da,… Tuy mụn ở giai đoạn mang thai không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nhưng nó làm cho tinh thần chị em không thoải mái thậm chí là gây ra cảm giác tự ti. Nếu bạn muốn biết nguyên nhân gây mụn khi mang thai là gì, giải pháp khắc phục ra sao thì đừng bỏ qua bài gợi ý mà chuyên trang muốn chia sẻ ngay sau đây.
Lý giải nguyên nhân xuất hiện của mụn khi mang thai
Theo một số nghiên cứu mới đây, chuyên gia Kim Hyun Seon cho rằng, yếu tố nội tiết tố chính là “thủ phạm” gây mụn ở nhiều đối tượng khác nhau như phụ nữ mang thai, sau sinh, các bạn trẻ ở giai đoạn dậy thì là thành phần không thể thiếu. Bạn có biết tại sao nội tiết tố lại đóng vai trò quan trọng như vậy không?
Sự tăng sinh quá mức của các hormone androgen do nội tiết tố rối loạn sẽ kích thích tuyến bã nhờn trong cơ thể hoạt động mạnh lên. Hậu quả của sự hoạt động mạnh mẽ của tuyến bã nhờn đó là làm cho lỗ chân lông bị bít kín, bụi bẩn, vi khuẩn khu trú được dịp phát triển và gây viêm cho da.
Ngoài ra, trong giai đoạn mang thai, các mẹ bầu thường bổ sung lượng lớn bột đường, canxi để nuôi dưỡng thai nhi nhưng đây đều là thành phần không có lợi cho làn da. Chính vì vậy, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt hoàn toàn của làn da khi phụ nữ bước vào giai đoạn mang thai. Thông thường, mụn trứng cá sẽ xuất hiện nhiều hơn vào giai đoạn 3 tháng đầu và cuối thai kỳ.
Đừng nên bỏ lỡ:Chia sẻ: Kinh nghiệm trị mụn trứng cá khi mang thai an toàn
Bị mụn khi mang thai phải làm sao?
Trong bài viết này, các chuyên gia cũng đưa ra một số cách xử lý mụn vào giai đoạn mang thai thông minh, an toàn và cũng đảm bảo cải thiện được mụn. Hãy tuân thủ đúng nguyên tắc để loại bỏ mụn trên da tốt hơn các bạn nhé.
“Các mẹ cho em hỏi nếu chẳng may bị mụn khi mang thai phải làm sao ạ? Em tìm hiểu trên một số diễn đàn thì toàn được khuyên là không nên dùng thuốc để điều trị mụn vì nó có ảnh hưởng đến em bé. Nhưng dùng các thảo dược như nha đam, nghệ hay diếp cá thì cũng không hiệu quả mấy. Em cũng kiêng khem đủ thứ rồi ăn uống đồ mát mà mụn vẫn cứ lên ào ào.
Em đã kiêng rồi mà mụn còn sinh sôi như vậy, mẹ chồng em cứ bảo ăn nhiều vào để nuôi con thì không biết mặt mũi em sẽ thế nào nữa. Em có tham khảo một số mẹ bầu rồi, các mẹ đều bảo khi mang thai ai cũng vậy cả, chờ sinh xong thì sẽ ổn định dần lại thôi. Biết là như vậy nhưng sao em vẫn tự ti quá mọi người ạ. Mẹ nào có kinh nghiệm trị mụn khi mang thai hiệu quả, an toàn thì chia sẻ cho em với ạ. Lần đầu mang thai em bỡ ngỡ quá, xin mọi người chỉ giáo giúp. Em xin chân thành cám ơn!”
Bạn đọc Hồ Bích Ly, Phan Thiết, Bình Thuận
Các chuyên gia đầu ngành khuyến cáo, việc điều trị mụn ở phụ nữ mang thai cần tuân thủ đúng phương pháp và nguyên tắc điều trị. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc đặc trị mụn khi chưa có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ vì có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tốt hơn hết, các mẹ bầu nên điều trị theo chỉ định và tham khảo thêm một số biện pháp cải thiện sau.
1- Cân bằng chế độ dinh dưỡng:
– Đối với mẹ bầu, chế độ dinh dưỡng là yếu tố hết sức quan trọng đối với sức khỏe và cải thiện chất lượng làn da. Tuy nhiên, việc giảm nhiệt cơ thể bằng cách hạn chế dầu mỡ, đạm động vật, đường, nước ngọt, nước giải khát, tinh bột sẽ giúp cân bằng các hoạt động chuyển hóa dưới da và làm giảm triệu chứng mụn phát triển. Ngoài ra, các thực phẩm giàu gia vị, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn giàu flavonoid như hành, tỏi, nén, riềng, tiêu, ớt cũng được khuyến khích hạn chế tối đa.
– Uống nhiều nước để duy trì khả năng đào thải: Vào giai đoạn mang thai, cơ thể người phụ nữ cần đáp ứng lượng nước cao hơn mỗi ngày để duy trì các điện phân và hạn chế tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, nước cũng giúp cân bằng độ ẩm và đẩy mạnh quá trình đào thải bã nhờn, các hoạt chất dư thừa qua da.
– Các chuyên gia khuyến khích phụ nữ mang thai nên sử dụng hạt sen, củ sen, đậu xanh, đậu đen, bo bo để làm dịu thần kinh và giúp mẹ bầu bớt lo âu, căng thẳng.
– Rau xanh, trái cây tươi là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu đối với các mẹ bầu. Không chỉ giúp tăng cường lượng chất xơ bên trong mà các thực phẩm này còn cung cấp được các loại vitamin, chất khoáng, chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch một cách hiệu quả. Song song với việc ăn nhiều rau xanh thì các mẹ bầu có thể sử dụng nước ép trái cây mỗi ngày để đảm bảo dưỡng chất thiết yếu cho mẹ và bé. Nên cung cấp đủ 200 – 300g rau xanh, trái cây trong thực đơn hàng ngày cho các mẹ bầu.
Bạn muốn xem thêm: Chỉ cần ăn những thứ này bà bầu không còn phải lo lắng về mụn trứng cá
2- Kết hợp trị mụn khi mang thai chỉ với dược liệu thiên nhiên
Hầu như các nguyên liệu thiên nhiên này đều mang tác dụng hỗ trợ điều trị và làm giảm triệu chứng mụn trên da. Tuy không có tác dụng điều trị mụn dứt điểm nhưng nếu kiên trì sử dụng thì các loại mặt nạ này sẽ giúp làn da bạn cải thiện trông thấy. Bạn đã thử qua chưa?
# Mặt nạ mật ong và nghệ:
Cả nghệ và mật ong đều là nguyên liệu khá quen thuộc trong các bí kíp chăm sóc và làm đẹp da. Nếu như nghệ có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm thì mật ong lại giúp cân bằng độ ẩm và hạn chế tổn thương ngoài da. Đây được xem là 2 nguyên liệu tuyệt vời cho việc cải thiện mụn cho phụ nữ mang thai.
- Bạn dùng khoảng 2 thìa mật ong nguyên chất hòa chung với 1 thìa bột nghệ khuấy đều.
- Sau khi đã vệ sinh da mặt thì bạn dùng hỗn hợp này để bôi lên da, kết hợp massage nhẹ nhàng.
- Thư giãn với mặt nạ nghệ mật ong khoảng 20 phút thì vệ sinh da mặt thật sạch bằng nước ấm.
- Các bạn có thể tráng lại bằng nước mát để giúp cho da săn chắc, mịn màng hơn.
# Mặt nạ bơ chăm sóc da mụn cho phụ nữ mang thai:
Bơ cung cấp nguồn dưỡng chất jojoba cùng với các vitamin gốc tự nhiên giúp cân bằng độ ẩm và làm trung hòa đối với làn da nhờn. Mặt khác, bơ tươi còn có tác dụng lấy đi các tế bào thâm nám và giúp cho làn da mịn màng, tươi tắn hơn.
- Chuẩn bị khoảng ¼ quả bơ chín, 2 thìa sữa chua không đường.
- Bơ bạn lột bỏ vỏ bên ngoài, tán nhuyễn trong chén sạch sau đó cho sữa chua vào và khuấy đều lên.
- Làm sạch lớp bụi bẩn trên da, thấm khô da rồi dùng hỗn hợp này để bôi lên mặt.
- Dùng các ngón tay vỗ nhẹ nhàng để da hấp thu dưỡng chất rồi thư giãn.
- Lưu lại mặt nạ trên da khoảng 15 – 20 phút thì vệ sinh da mặt thật sạch.
3- Cải thiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi:
Đối với phụ nữ mang thai, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu mà còn không tốt đến sức khỏe thai nhi, chưa kể đến yếu tố tâm lý còn khiến da trở nên thiếu sức sống và dễ sinh mụn, nám.
Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng, các mẹ bầu nên duy trì suy nghĩ lạc quan, tích cực và hạn chế căng thẳng trong thời gian quá lâu. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng có thể tham khảo một số bài tập vận động nhẹ nhàng để cân bằng trạng thái và tăng cường hệ miễn dịch.
Bạn đọc nên xem thêm lời cảnh báo đối với những người có thói quen nặn mụn bằng tay:
Thông tin liên quan: Cách chăm sóc da mặt sau khi sinh “an toàn và tiết kiệm”
Những thông tin trên đây đã gợi ý cho bạn đọc trả lời câu hỏi bị mụn khi mang thai phải làm sao. Nhưng những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo và hỗ trợ điều trị mụn. Để dứt điểm mụn vào giai đoạn mang thai, chị em nên đến khám và điều trị tại cơ sở y tế có chuyên khoa Da liễu uy tín. Chúc sức khỏe mẹ và bé!
Mộc Miên (Tổng hợp)
BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!