HỎI:
Cách đây vài hôm, em thấy ở chóp mũi hơi đau và ê, soi gương thấy ửng đỏ và không thấy gì khác bất thường. Sau 1-2 ngày, ngay chỗ đỏ nổi lên 1 cái mụn bọc sưng to gây đau nhức vô cùng. Em không thấy được nhân mụn bên trong nên không biết có nên nặn không. Chuyên mục cho em hỏi mụn bọc ở mũi có tự hết không ạ ? Em có nên nặn mụn này không ? Em phải làm cách nào mới nhanh hết mụn vì sắp tới là lễ tốt nghiệp của em nên bị mụn vậy làm em tự ti quá. Xin hướng dẫn cho em với. Em cảm ơn rất nhiều.
(kieung95…@gmail.com)
GIẢI ĐÁP:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chuyên mục cachdieutrimuntrungca.com nhé!
Mụn bọc ở mũi có nên nặn không ?
Mụn bọc là một trong những loại mụn nguy hiểm, khó điều trị và có khả năng để lại vết thâm và sẹo mụn rất cao nếu không được xử lý đúng cách. Đặc biệt, nếu mụn bọc mọc trên mũi thì bạn càng phải thận trọng và không được sờ nắn hay tự ý cạy nặn mụn vì có thể gây biến chứng nghiêm trọng.
Theo Bác sĩ CK II Nguyễn Đức Long (Nguyên Trưởng khoa Da liễu Bệnh viện Trung ương Huế), trên vùng mặt có một số vị trí tuyệt đối không được tự ý nặn mụn. “Đó là vùng tam giác: sống, chóp mũi, hai bên mép. Ngoài ra còn ở vị trí quanh mắt. Vùng mụn “tử thần” này tuyệt đối không được nặn”. Bác sĩ Long cũng cảnh báo thêm rằng, việc nặn mụn dù là ở bất kỳ vị trí nào cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết. Đặc biệt, các mụn mọc trên mặt là con đường nhanh nhất để đi vào thần kinh trung ương nên việc nặn mụn ở khu vực này rất dễ gây sốc nhiễm trùng huyết, thậm chí có thể gây tử vong.
Trường hợp của bạn bị mụn bọc ở mũi, thuộc vùng “tam giác tử thần” thì càng không được nặn mụn bạn nhé. Ngoài vùng mũi, khi bạn úp bàn tay lên mặt ngay mũi mà mụn mọc ở vị trí nằm gọn trong lòng bàn tay úp thì bạn cũng không nên tự ý nặn mụn để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Mụn bọc ở mũi có tự hết không ?
Mụn bọc ở mũi khó có thể tự khỏi nếu không được xử lý đúng cách. Để trị mụn bọc nhanh nhất, bạn cần phải kết hợp trị mụn và ngăn chặn sự phát triển của nốt mụn bằng cách sử dụng các chế phẩm trị mụn và điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp, lành mạnh. Cụ thể:
1. Sử dụng các chế phẩm trị mụn
- Dùng tinh dầu tràm trà để trị mụn bọc:
Tinh dầu tràm trà có khả năng sát khuẩn và kháng viêm rất mạnh, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và làm khô nhận mụn, giảm sưng đỏ và xẹp mụn một cách an toàn. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn dùng tăm bông chấm tinh dầu tràm trà và bôi trực tiếp lên nốt mụn bọc ở mũi mỗi ngày 2 lần. Sau vài ngày sẽ thấy nốt mụn giảm đáng kể.
- Dùng thuốc bôi trị mụn:
Một số loại gel hoặc thuốc bôi trị mụn có chứa benzoyl peroxide, acid salicylic, tretinoin hay kháng sinh có thường được sử dụng phổ biến trong việc điều trị các loại mụn trứng cá. Bạn có thể mua chúng dễ dàng tại các nhà thuốc mà không cần bác sĩ kê đơn. Cách sử dụng tùy theo từng sản phẩm và có ghi rõ trên bao bì của mỗi sản phẩm.
2. Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp
- Chế độ ăn uống:
Theo các chuyên gia y tế, mụn xuất hiện ở mũi có thể là do chế độ dinh dưỡng kém hoặc hệ tiêu hóa có vấn đề. Khi cơ thể hấp thu nhiều thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ… sẽ tạo thành độc tố và các gốc tự do, thúc đẩy các phản ứng viêm và sự hình thành mụn bọc. Bên cạnh đó, lượng cholesterol trong cơ thể quá cao ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn máu cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng mụn bọc ở mũi.
Nắm được nguyên nhân chính gây mụn bọc ở mũi, bạn có thể điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình cho hợp lý. Điều bạn cần làm là thay thế các thực phẩm giàu chất béo có hại bằng các chất béo có lợi như acid béo omega 3 có trong cá hồi, cá ngừ, hàu, dầu olive, quả bơ và các loại hạt… Hạn chế ăn thức ăn cay, nóng, các chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá, cà phê…). Nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây có tính chống oxy hóa như cà rốt, cà chua, cải bẹ xanh, rau má, khổ qua, cam, chanh, bưởi, nho, dâu tây, kiwi, đu đủ, thanh long, mãng cầu,…
- Chế độ sinh hoạt:
– Chăm sóc da mặt hàng ngày, rửa mặt 2-3 lần, tẩy da chết định kỳ, dưỡng ẩm da đầy đủ để da không bị mất nước, tiết nhiều dầu nhờn dễ nổi mụn hơn.
– Tuyệt đối không sờ tay lên mặt, không cạy nặn mụn (đặc biệt là nặn mụn bằng tay) để tránh vi khuẩn lây lan và gây viêm nhiễm sang vùng da lành hoặc tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết.
– Tránh thức khuya, nên đi ngủ sớm và tránh để bản thân rơi vào những cảm xúc tiêu cực, bất ổn, căng thẳng, stress… để không gây mất cân bằng nội tiết tố.
– Tập thể dục hàng ngày, tham gia các hoạt động thể chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, thúc đẩy hệ tuần hoàn hoạt động hiệu quả, giúp máu huyết lưu thông và nuôi dưỡng da hồng hào, khỏe mạnh.
Nếu bạn đã áp dụng theo những cách trên mà sau 1-2 tháng, mụn bọc vẫn không khỏi hoặc mụn có xu hướng tăng lên, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để điều trị bằng thuốc kháng sinh để trị dứt điểm mụn bọc nhé.
Chúc bạn sớm thoát khỏi mụn bọc và có làn da sạch mụn, tìm lại tự tin!
Bạn nên tham khảo thêm:
BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!