Một trong những thắc mắc mà chuyên mục nhận được nhiều nhất là: “Nên uống thuốc gì khi bị mụn bọc”. Thiết nghĩ, đây đã trở thành một câu hỏi phổ biến, vì vậy cachdieutrimuntrungca.com sẽ đưa ra lời giải đáp ngay trong kỳ này.
Mụn bọc có thể nói là loại mụn “đáng sợ” nhất trong các loại mụn. Có 3 lý do khiến cho mụn bọc trở nên đáng sợ, đó là: gây đau, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và để lại sẹo. Thật vậy, nếu như mụn cám, mụn đầu đen chỉ tồn tại trên da ở dạng lốm đốm và không gây đau rát, thì mụn bọc sưng to, đỏ, có chứa mủ nên rất khó lòng che phủ cho dù bạn có là tay make-up cừ khôi. Chúng ta có thể hiểu thêm về sự ảnh hưởng của mụn bọc cũng như mong muốn của một độc giả dưới đây.
Thắc mắc của bạn đọc:
“Em bị mụn bọc cũng mới đầu tháng này thôi chứ trước giờ da mặt em không có mụn đâu. Bị rồi mới thấu, mụn bọc nó kinh khủng vô cùng luôn, đau nhức lắm. Nhiều lúc lỡ tay cào vô chỗ mụn là đau muốn khóc, đã vậy nó còn trồi hẳn lên bề mặt da mà lại còn chứa mủ nữa, trông kinh vô cùng. Em muốn tống chúng đi lắm, và may sao nghe nói một cách vô cùng hiệu quả để trị mụn bọc, đó là dùng thuốc uống. Nhưng thú thật em vẫn chưa dám dùng vì sợ không uống đúng thuốc, mong bác sĩ tư vấn giúp em ạ.”
(Lê Diễm Quỳnh, sinh viên năm 2 Đại học Luật Tp.HCM).
Bị mụn bọc nên uống thuốc gì?
Trong những phương pháp điều trị mụn bọc thì có thể nói thuốc uống có tác dụng mạnh và nhanh nhất. Bởi dạng mụn này có bề mặt khá dày và cồi cứng nằm sâu bên trong, nên các thuốc bôi chỉ có tác dụng giảm sưng chứ không tiêu diệt cồi mụn được. Trong khi đó thì thuốc uống có thể kháng viêm, kiểm soát bã nhờn đồng thời làm tiêu nhân mụn, ngăn ngừa sự hình thành mụn mới.
Thế nhưng vì là dung nạp trực tiếp vào trong cơ thể nên bạn cần cẩn trọng khi quyết định uống bất kỳ loại thuốc nào để trị mụn bọc. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết của Th.s Bs Bùi Đỗ Hoài An (khoa khám bệnh, bệnh viện Da liễu Tp.HCM).
#Uống thuốc kháng sinh để trị mụn bọc
Thuốc kháng sinh luôn là một lựa chọn ưu tiên trong việc điều trị mụn bọc. Nguyên nhân là vì một số thuốc kháng sinh dạng uống như Tetracyclin, Erythromycin, Doxycycline, Isotretinoin, Minocycline, Clindamycin có tác dụng diệt khuẩn P.acnes gây mụn và chống viêm da rất hiệu quả. Ngoài ra, thuốc kháng sinh sẽ có thể điều trị được các dạng mụn nặng như mụn viêm tấy, mụn bọc, mụn trứng cá mủ đã bị lờn thuốc bôi.
Liều lượng dùng cho phép:
Người bị mụn bọc có thể đến hiệu thuốc để mua theo toa thuốc sau đây (lưu ý phải hỏi ý kiến bác sĩ trước vì liều lượng thuốc sẽ còn gia giảm tùy theo cân nặng và tình trạng mụn của mỗi người.
- Minocycline: 1 viên 50mg, uống 2 lần/ngày
- Clindamycin: 1 viên 300mg, uống 2 lần/ngày
- Levofloxacin: 500mg, uống 1 lần/ngày
- Ciprofloxacin: 500mg, uống 2 lần/ngày
- Doxycycline:1 viên 100mg, uống 2 lần/ngày.
Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên uống các tên thuốc kháng sinh trên, có thể sẽ gây ảnh hưởng khá nhiều đến thai nhi và em bé.
Tác dụng phụ: Thuốc Isotretinoin sẽ gây khô môi, khô da, khô mắt và có thể sẽ khiến người dùng bị điếc tạm thời, quáng gà v.v…Bên cạnh đó, một số thành phần của thuốc Doxycyline có thể sẽ gây cảm giác nhức đầu thường xuyên và đôi khi nôn ói.
#Uống thuốc tránh thai để trị mụn bọc
Ắt hẳn bạn cũng đã biết, một trong số những nguyên nhân gây ra mụn là sự rối loạn nội tiết tố. Do đó, khi đã áp dụng tất cả các phương pháp điều trị ngoài da nhưng mụn bọc vẫn cứ “hiên ngang” thì lúc này, các bác sĩ thường sẽ xem xét đến liệu pháp điều trị mụn bằng thuốc tránh thai (hay còn gọi là liệu pháp hormone). Liệu pháp này thông thường sẽ kéo dài từ 3 đến 6 tháng hoặc có thể nhanh/lâu hơn tùy thuộc vào tình trạng mụn. Các thuốc tránh thai mà bạn có thể dùng để điều trị mụn bọc phổ biến là:
- Levonorgestrel (100 microgram) dùng cho mụn bọc dạng nhẹ.
- Thinyloestradiol (20 micrograms) có công dụng tương tự như Levonorgestrel.
- Cyproterone acetate (25 – 100mg). Loại thuốc này được chỉ định uống từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt), thuốc đặc trị cho các trường hợp trứng cá thể sưng viêm nặng.
- Spironolacton (50-100 mg). Mỗi ngày uống 2 lần và uống ít nhất 3 tháng thì mới có tác dụng.
Trong thời gian điều trị với các loại thuốc tránh thai ở trên, bạn cũng có thể kết hợp bôi thuốc trị mụn để nâng cao hiệu quả điều trị. Lưu ý dùng những loại thuốc bôi khác, tránh những loại mà bạn cảm thấy mình đã bị lờn. Liệu pháp hoormon tuy trị mụn bọc khá tốt nhưng sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến cơ thể bạn, vì vậy không được tùy tiện dùng mà cần phải có sự giám sát của bác sĩ.
Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai và đang trong thời kỳ cho con bú tuyệt đối không được uống các loại thuốc này vì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Tác dụng phụ: Một số thuốc tránh thai sẽ khiến cho nồng độ Kali trong máu bị tăng cao, khiến người sử dụng hay bị nhức đầu, ứ nước trong cơ thể và bị rối loạn kinh nguyệt.
Những điều cần làm khi uống thuốc để trị mụn bọc
Để điều trị mụn bọc dứt điểm cần có một quá trình lâu dài và đòi hỏi phải có sự kiên trì, tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Bên cạnh điều đó, bạn cũng nên hình thành nên những thói quen sau đây để quá trình trị mụn bọc được hiệu quả hơn:
- Mỗi ngày rửa mặt nhẹ nhàng 2 lần bằng sữa rữa mặt có chứa AHA, Salicylic acid hoặc Glycolic acid để có thể loại bỏ bã nhờn và ngăn ngừa tế bào chết, vi khuẩn, bụi bẩn bám trên da.
- Tuyệt đối không được nặn mụn, cạy mụn bằng bất cứ cách nào và dụng cụ nào. Vì đối với những mụn sưng viêm như mụn bọc thì việc nặn mụn sẽ chỉ khiến cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn và để lại sẹo lõm.
- Cần thường xuyên vệ sinh đồ trang điểm, áo gối, chăn nệm, nón, khăn mặt v.v…để đảm bảo vi khuẩn gây mụn sẽ không có chỗ cư ngụ.
- Thiết lập một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học cũng là một việc quan trọng mà bạn cần làm để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị mụn bọc.
Như vậy là sau khi theo dõi bài viết bạn đã có thể trả lời câu hỏi “nên uống thuốc gì khi bị mụn bọc” được đặt ra ở trên. Bạn cũng cần lưu ý là mặc dù đây là một phương pháp điều trị cho hiệu quả nhanh nhất, nhưng cũng chứa khá nhiều rủi ro. Vì vậy, bạn cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ thì mới có được kết quả mỹ mãn. Chúc bạn sẽ mau chóng nói lời chia tay với mụn bọc.
An Khuê
Bạn có thể xem thêm:
BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU:
Ý kiến độc giả ()