Lưng nổi mụn đỏ không có cồi – Có phải mụn trứng cá hay không là thắc mắc của một bạn đọc vừa gửi thư tâm sự về chuyên trang. Cùng tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng mụn đỏ không có cồi qua bài tham khảo sau đây.
Hiện tượng lưng nổi mụn đỏ không có cồi đang là tâm điểm của giới trẻ trong thời gian gần đây. Bởi sự xuất hiện này cũng khá giống hiện tượng dị ứng da dẫn đến phương pháp điều trị nhiều lần bị nhầm lẫn. Vậy lưng nổi mụn đỏ không có cồi có phải mụn trứng cá hay không? Câu trả lời sẽ được tìm thấy trong bài viết ngay sau đây.
Có thể bạn đọc cũng muốn biết: Top 11 cách trị mụn trứng cá ở lưng hiệu quả
Lưng nổi mụn đỏ không có cồi, có phải do mụn trứng cá?
Bạn đọc Dạ Thảo, 31 Nguyễn Văn Cừ, Phường Tân Lập, TP.Buôn Ma Thuột thắc mắc: “Chuyên gia ơi, em không biết bị gì mà tự nhiên lưng nổi mụn đỏ không có cồi như vậy nữa. Tình trạng này kéo dài cả 2 tháng nay rồi và tình trạng nốt mụn đỏ cũng ngày càng tăng lên, nhưng do ở phía sau lưng nên em cũng không quan sát thường xuyên được. Từ khi các nốt mụn đỏ này lan ra, em cũng thấy có triệu chứng ngứa ngáy nên cũng thường xuyên chà xát nên làm cho lưng bị trầy xước nhiều. Qua gương, em thấy chúng lan rộng hết cả lưng luôn rồi, nó nổi thành mảng lớn và rất ngứa nữa. Ban đầu, em nghĩ nó là mụn trứng cá, nhưng do không có nhân mụn nên giờ em cũng không biết nó là gì nữa.
Nhiều lần thấy khó chịu quá nên em có dùng xà phòng diệt khuẩn, kem trị rôm sảy để cải thiện nhưng hình như cũng không có khả quan. Qua một số tìm hiểu thì em cũng thấy những biểu hiện này cũng khá giống với các dấu hiệu nóng gan, nhiệt cơ thể. Nhưng em thấy chế độ ăn uống của mình cũng khá lành mạnh, không sử dụng chất kích thích nên chắc cũng không phải do nóng gan.
Trên một số diễn đàn, các bạn cũng chia sẻ những triệu chứng như em nhưng lại được kết luận là do viêm chân lông, viêm da, dị ứng gì đó nên em cũng rối quá. Em đang tính đi khám da liễu một chuyến nhưng nghe nói phí điều trị ở đó đắt quá, mà nghĩ những triệu chứng này cũng không ảnh hưởng gì nên em cũng “bấm bụng cho qua”. Sẵn tiện chuyên gia cho em hỏi đây là loại mụn gì, phải làm sao thì nó mới hết luôn ạ. Mong rằng chuyên gia sẽ trả lời thắc mắc này của em. Em cám ơn và hy vọng sẽ sớm nhận được phản hồi.”
Phạm Nguyễn Dạ Thảo, 22 tuổi
Sau khi nhận được dòng tâm sự dài của bạn Dạ Thảo, chúng tôi đã trao đổi với BS. Nguyễn Minh Sơn, CKII bệnh viện TW Quân đội 108 và được giải đáp như sau: “Hiện tượng lưng nổi mụn đỏ không có cồi có thể không phải là biểu hiện của mụn mà nó đang phản xạ tình trạng sức khỏe của làn da. Những biểu hiện này đại diện cho tình trạng nội tiết tố bị rối loạn, hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả hoặc một số vấn đề khác về da như mề đay, mẩn ngứa,… Bởi vì bệnh nhân mô tả dấu hiệu quá chung chung nên việc xác định bệnh cụ thể là rất khó. Tôi khuyên bạn nên tìm đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuy lưng nổi mụn đỏ không có cồi chỉ tác động bên ngoài da, nhưng về lâu dài nó cũng có thể làm tăng nguy cơ gây thâm, sẹo ở lưng và một số biến chứng nguy hiểm khác.”
Qua nhận định trên có thể kết luận rằng hiện tượng lưng nổi mụn đỏ không có cồi chưa hẳn là mụn. Chính vì vậy, đừng nên tự ý điều trị chúng bằng các loại thuốc hay sản phẩm chuyên biệt nào tránh làm tổn thương nghiêm trọng hơn. Tốt hơn hết, các bạn nên chia sẻ vấn đề này với bác sĩ để tìm thấy hướng giải quyết phù hợp.
Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm: Nổi nhiều mụn ở lưng cảnh báo bệnh gì?
Làm thế nào để cải thiện tình trạng lưng nổi mụn đỏ không có cồi?
Khi phát hiện lưng nổi mụn đỏ không có cồi, điều đầu tiên các bạn không nên làm đó chính là cào gãi hay cọ xát. Đừng làm chúng tổn thương trực tiếp trên da vì biết đâu những nốt mụn này có chứa vi khuẩn gây bệnh có thể lây lan, điều này khá nguy hiểm. Để cải thiện sớm hiện tượng lưng nổi mụn đỏ không có cồi, các bạn nên chú ý đến một số vấn đề sau:
– Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng lưng: Bằng cách tắm rửa và vệ sinh vùng lưng mỗi ngày để tránh làm cho vi khuẩn lây nhiễm có cơ hội tấn công. Bên cạnh đó, nên sử dụng quần áo sạch, dễ thấm hút, ít cọ xát tránh làm cho lưng bị tổn thương. Các chuyên gia khuyên rằng, trong thời gian này các bạn nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm, hóa chất độc hại lên da, đặc biệt là các loại sữa tắm có mùi hương, chất tẩy mạnh.
– Cải thiện chế độ ăn uống mỗi ngày: Chế độ dinh dưỡng với đầy đủ rau xanh, trái cây, nước uống sẽ giúp cân bằng lại hệ bài tiết và giúp cho chúng hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, nên hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đường, gia vị cay, nóng hoặc các loại thức uống không phù hợp như bia, rượu, cà phê,…Các loại thực phẩm dễ gây kích ứng trong thời gian này như hải sản, tôm, thịt bò cũng cần được hạn chế.
– Cân bằng trạng thái tâm lý: Nghiên cứu mới đây tại ĐH NewZeland cho thấy yếu tố tâm lý tích cực có ảnh hưởng đến hơn 30% tỷ lệ bệnh nhân, trong đó các bệnh về da liễu chiếm tỷ lệ cao nhất. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng mỗi người bệnh nên tự cải thiện vấn đề tinh thần. Không nên căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài vì nó làm ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng lưng nổi mụn đỏ không có cồi.
– Thăm khám đúng thời điểm: Trong thời gian cải thiện được gợi ý trên, nếu tình trạng nổi mụn đỏ ở lưng không có dấu hiệu thuyên giảm thì không nên chần chừ nữa mà hãy đi đến cơ sở y tế gần nhất ngay. Việc điều trị kịp thời sẽ rút ngắn thời gian và cải thiện cũng có hiệu quả.
Bài viết liên quan: Cách pha nước tắm trị mụn lưng hiệu quả
Những thông tin về tình trạng lưng nổi mụn đỏ không có cồi được chia sẻ trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Muốn tìm hiểu rõ hơn, chính xác hơn các bạn nên gặp bác sĩ để được khám, xét nghiệm và chẩn đoán cụ thể hơn. Hy vọng rằng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn đọc trong quá trình cải thiện mụn đỏ ở lưng.
BTV Hồng Ngọc
BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!