Nặn mụn bị tụ máu là tình trạng thường gặp do chúng ta nặn mụn không đúng cách. Vậy khi nặn mụn bị tụ máu nên làm thế nào? Những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn giảm máu bầm trên da và giúp vết thương nhanh lành hơn.
Vì sao nặn mụn gây tụ máu trên mặt
Sau khi nặn mụn, nhiều bạn gái gặp phải hiện tượng khi nặn mụn ra có cả mủ và máu. Hiện tượng này được gọi là mụn máu hay mụn tụ máu, là di chứng của việc mụn bị nhiễm trùng do thâm mụn kéo dài và nặn mụn không đúng cách. Có nhiều nguyên nhân gây ra mụn máu nhưng chủ yếu là do da bị nhiễm trùng do nặn sai cách, nặn không dứt điểm hay không lấy hết nhân mụn; hoặc do sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, dùng thuốc trị mụn bừa bãi, ăn uống không hợp lý, môi trường sống ô nhiễm, rối loạn nội tiết tố…
Thông thường, những nốt mụn bọc mủ, mụn viêm,… sau khi nặn xong thường tích tụ máu bầm trên da khiến làn da của bạn sậm đen và thiếu sức sống. Nếu các nàng không biết cách điều trị đúng cách và đúng lúc, sau thời gian lâu dài, chúng sẽ trở thành mụn tụ máu rồi chuyển sang màu thâm đen và có thể bị thâm vĩnh viễn.
Làm gì khi nặn mụn bị tụ máu?
Khi nặn mụn mà gặp phải hiện tượng mụn tụ máu, bạn có thể tham khảo những cách sau đây để làm giảm tụ máu bầm trên da:
1/ Rửa bằng nước muối loãng
Muối có khả năng sát khuẩn, giảm viêm và làm tan máu bầm hiệu quả mà lại khá an toàn cho da. Bên cạnh đó, nước muối có tác dụng giúp miệng vết thương mau lành và giúp giảm kích thước của mụn, rất tốt cho việc điều trị máu bầm do mụn gây ra.
Bạn hãy pha loãng một ít muối với nước ấm để rửa mặt hoặc có thể dùng bông gòn chấm nước muối thoa nhẹ lên nốt mụn bị tụ máu mỗi ngày 1-2 lần. Sau vài ngày sẽ thấy nốt mụn khô lại nhanh chóng và giảm thâm đen do tụ máu hiệu quả. Mặc dù biện pháp khắc phục này có vẻ đau và gây rát ở vết thương nhưng muối giúp hạn chế sự lây nhiễm vi khuẩn gây mụn.
2/ Trị mụn tụ máu bằng mật ong
Mật ong có chứa các hoạt chất sát khuẩn và kháng viêm, giúp làm giảm vết sưng tấy và đỏ da. Đồng thời, chúng có chứa hoạt chất chống oxy hóa, hỗ trợ ức chế sự hình thành gốc tự do và làm chậm quá trình lão hóa da. Bên cạnh đó, dưỡng chất mật ong giúp thẩm thấu nhanh, nuôi dưỡng da từ sâu bên trong, làm mềm da.
Ngoài ra, chúng còn ngăn ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn gây mụn và giúp hồi phục vết thương nhanh. Để trị mụn tụ máu, bạn gái chỉ cần thoa mật ong trực tiếp lên nốt mụn rồi chờ khoảng 20 phút thì rửa sạch. Mặt khác, các bạn có thể pha với chút nước cốt chanh để giúp diệt khuẩn và làm tan máu bầm tốt hơn. Với phương pháp điều trị này, các nàng kiên trì áp dụng 2 – 3 lần/ tuần để đạt được kết quả điều trị như ý muốn, ngăn ngừa sẹo thâm.
3/ Giảm tụ máu ở mụn bằng giấm táo
Giấm táo có chứa axit tự nhiên có đặc tính diệt khuẩn và chống oxy hóa cực mạnh. Vì thế, chúng giúp làm tan máu bầm và giảm sưng đau hiệu quả. Các bạn chỉ cần pha 2 muỗng giấm táo với 1 muỗng baking soda rồi trộn đều. Tiếp đến, bạn dùng hỗn hợp này thoa lên nốt mụn tụ máu rồi xoa nhẹ. Sau đó 20 phút các bạn rửa mặt lại bằng nước mát và kiên trì thực hiện 3 lần/tuần, giúp giảm máu tụ bầm và làm mờ vết sẹo thâm.
Chú ý:
Sau khi áp dụng các cách trên đây, bạn nhớ rửa mặt sạch rồi thoa nước hoa hồng lên da để cân bằng độ ẩm, làm dịu nốt mụn và làm se lỗ chân lông nhé. Mụn tụ máu thường gây ra vết thâm to và sậm màu, trong trường hợp này bạn có thể sử dụng thêm một số loại kem trị mụn thâm hiệu quả nhất hiện nay để làm mờ thâm nhanh hơn.
4/ Giảm tụ máu ở mụn bằng nha đam
Nha đam là nguyên liệu tự nhiên có tính mát, được nhiều bạn gái áp dụng trong làm đẹp. Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, nha đam có công dụng tốt trong việc điều trị mụn, giảm tụ máu ở mụn khá hiệu quả và an toàn.Bên cạnh đó, phần thịt nha đam chứa lượng nước dồi dào, giúp cân bằng độ ẩm trên da và làm mềm da.
Hơn nữa, chúng còn giúp làm mờ vết sẹo thâm nhanh chóng nhờ khả năng thúc đẩy da non hình thành.Để loại bỏ máu tụ ở mụn, các bạn nên sử dụng gel nha đam bôi trực tiếp lên nốt mụn tụ máu 2 – 3 lần/ tuần, để đạt kết quả tốt, hồi phục vết thương và giảm bầm máu nhanh.
5/ Giảm tụ máu ở mụn bằng lá Neem
Lá Neem hay còn gọi với tên dân gian là cây sầu đông được người Ấn Độ sử dụng từ 4.000 năm trước để làm đẹp, rửa vết thương và sử dụng trong nghi lễ tế cúng. Ngoài công dụng làm đẹp chúng được xem là vị thuốc rất có lợi cho sức khỏe, giúp hỗ trợ điều hòa đường huyết. Mặt khác, lá Neem là phương pháp điều trị tụ máu ở mụn thực sự tuyệt vời, bởi nó có tính chất sát trùng, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
Ngoài ra, Neem cũng giúp làm lành da bị tổn thương hiệu quả và ngăn ngừa sự nhiễm trùng. Để sử dụng phương pháp này, các bạn sử dụng một nắm lá Neem rửa sạch và đun sôi trong nước. Một khi tinh chất trong lá đã ngấm vào nước, bạn gái dùng nước lá Neem để rửa mặt hoặc dùng bông thấm thoa lên mụn tụ máu. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ tuần, giúp loại bỏ vết máu tích tụ hiệu quả và giúp bạn sở hữu gương mặt trắng hồng.
Lưu ý khi bị mụn tụ máu
- Không nên rửa mặt quá nhiều lần mỗi ngày. Chỉ nên rửa mặt 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi ngủ. Trước khi rửa mặt bạn cần đảm bảo tay luôn sạch sẽ để tránh lây vi khuẩn lên da.
- Hạn chế trang điểm và dùng mỹ phẩm để tránh làm bí da, kích ứng da. Nên tẩy trang kỹ càng trước khi đi ngủ nếu có trang điểm.
- Không sờ tay lên mặt hoặc lên mụn để tránh làm mụn vỡ và gây nhiễm trùng sang các vùng da khác.
- Không tự ý sử dụng thuốc tây để trị mụn.
- Chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ và sinh hoạt khoa học, lành mạnh để giúp mụn nhanh lành.
- Nếu tình trạng mụn không được cải thiện sau 1-2 tuần, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ da liễu để được hướng dẫn cụ thể.
Với 5 cách giúp giảm ngay vết máu tụ do nặn mụn bị tụ máu gây ra, các bạn có thể sử dụng một trong những cách trên để loại bỏ vết máu bầm nhanh, tránh để lại sẹo thâm, gây ảnh hưởng xấu đến làn da của bạn.
Có thể bạn quan tâm:
BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU:
Vậy khi rửa mặt mình rửa mặt bằng kem rửa mặt như bình thường hay chỉ sửa bằng nước thường thôi, mong phản hồi . Cảm ơn ạ !