Bị mụn như thế nào thì nên dùng thuốc là thắc mắc của hầu hết những người đang bị mụn trứng cá tấn công. Để biết khi nào nên dùng thuốc trị mụn và dùng thuốc như thế nào là đúng, giúp trị mụn hiệu quả, bạn đừng bỏ qua các thông tin sau đây.
Bị mụn như thế nào thì nên dùng thuốc ?
Có nhiều loại mụn trứng cá, bao gồm hai nhóm chính là mụn viêm và mụn không viêm. Mụn viêm bao gồm các loại mụn bọc, mụn mủ, mụn nang, mụn nhọt… Mụn không viêm là mụn đầu trắng và mụn đầu đen. Tùy theo loại mụn bạn đang gặp phải mà có phương pháp điều trị phù hợp. So với các loại mụn viêm thì mụn không viêm thường nhẹ và dễ điều trị hơn. Bạn không cần phải dùng thuốc trị mụn cũng có thể cải thiện làn da của mình bằng những cách sau:
- Rửa mặt sạch từ 2-3 lần mỗi ngày với sữa rửa mặt trị mụn để làm sạch sâu trong lỗ chân lông, kiểm soát tiết dầu nhờn và ngăn ngừa hình thành mụn.
- Tẩy trang sạch sẽ trước khi đi ngủ nếu bạn có trang điểm để loại bỏ hoàn toàn lớp phấn trang điểm, hạn chế bít lỗ chân lông.
- Tẩy da chết từ 1-2 lần/tuần tùy theo loại da của bạn.
- Đắp mặt nạ trị mụn bằng thiên nhiên.
- Ăn uống và sinh hoạt điều độ, khoa học.
Với những loại mụn viêm như mụn bọc, mụn mủ, mụn nang… thì các nốt mụn này thường ăn sâu dưới da. Nhân mụn có chứa mủ, nhiều ổ mụn viêm, sưng to và gây đau. Nếu không điều trị đúng cách sẽ khiến mụn lâu lành, dễ để lại sẹo. Với các nốt mụn này, bạn cần phải dùng thuốc trị mụn toàn thân (đường uống) hoặc thuốc trị mụn tại chỗ (thuốc/kem trị mụn bôi ngoài da).
- Thuốc điều trị toàn thân:
Sau khi xác định được tình trạng mụn, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc uống như:
– Thuốc kháng sinh uống: tetracyclin, minocyclin, erythromycin, clin-damycin…
– Thuốc isotretinoin: đây là dẫn chất vitamin A dạng acid, thường dùng trong trường hợp mụn trứng cá nặng.
Thuốc được chỉ định kéo dài trong nhiều tháng, có thể gây ra một số tác dụng phụ và chỉ sử dụng với tình trạng mụn quá nặng. Tuyệt đối không được sử dụng các thuốc này cho phụ nữ mang thai vì có thể gây quái thai. Người dưới 16 tuổi cũng không được sử dụng để tránh gây rối loạn nội tiết tố sinh dục.
- Thuốc điều trị tại chỗ:
Chủ yếu là các thuốc bôi ngoài da có chứa một số hoạt chất như:
- Benzoyl peroxyd: giúp tiêu nhân mụn, diệt vi khuẩn gây mụn P.acnes nhưng dễ gây kích ứng da và cần tránh ánh nắng mặt trời.
- Sulfur (lưu huỳnh): sát trùng, kiểm soát chất nhờn, tuy nhiên thuốc có mùi hôi khó chịu.
- Retinoid: giúp nhân mụn trồi lên bề mặt da và thoát ra ngoài, ngăn ngừa mụn mới.
Việc sử dụng thuốc trị mụn và sử dụng loại thuốc nào cần phải được bác sĩ chuyên khoa da liễu chỉ định. Vì vậy, bệnh nhân không được tự ý mua thuốc sử dụng. Tốt nhất, để biết bị mụn như thế nào thì nên dùng thuốc , người bệnh nên đến khám ở các cơ sở chuyên khoa da liễu để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.
BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!