Đã nhiều lần bạn tự hỏi: vì sao mụn mọc ở các vị trí khác nhau trên cơ thể? Đã có ai trả lời cho bạn rằng, vị trí ấy đã bộc lộ được vấn đề mà cơ thể bạn đang gặp phải chưa?
Mụn là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường của cơ thể, chúng tôi tin chắc rằng chẳng ai sống hết trăm năm đời mình mà không bị nổi một cái mụn nào. Thế nhưng, điều bình thường ấy sẽ trở thành những dấu hiệu cho sự bất thường, nếu như mụn thường xuyên xuất hiện tại một số khu vực nhất định trên da bạn. Cùng chuyên mục cachdieutrimuntrungca.com tìm hiểu xem mình có rơi vào những trường hợp dưới đây không nhé!
Vị trí nổi mụn tiết lộ điều gì?
Mụn có thể nổi ở bất cứ đâu trên cơ thể bạn, miễn là nơi ấy có da bao bọc. Nhưng không phải vị trí nào cũng có thể là dấu hiệu của những bất thường trên cơ thể. Dưới đây là 10 vị trí mụn mọc giúp bạn biết sức khỏe của mình đang gặp vấn đề gì.
1. Mụn phía trên trán và vùng ngực
Trán và ngực (thông thường là vùng da tiếp giáp với cổ, phía trên bầu ngực một chút) là những vị trí dễ nổi mụn. Nếu bạn thường xuyên bị nổi mụn ở trên trán và vùng ngực một khá nhiều, dạng mụn trứng cá thì có thể hệ tiêu hóa và lá gan quý giá của bạn đang phải gặp một số trục trặc.
Hãy cải thiện tình trạng này bằng cách ngủ đủ giấc, không thức khuya, uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh để giúp gan đào thải độc tố, tăng cường chức năng gan. Đối với hệ tiêu hóa, bạn cần phải thiết lập lại chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình, nhớ ăn đúng bữa và đủ chất. Chỉ cần bạn thực hiện những điều đơn giản như vậy, những đốt mụn trên trán và ngực sẽ thưa dần và biến mất.
2. Mụn phía dưới trán, gần lông mày
Một số vấn đề về hệ tuần hoàn, tim mạch và căng thẳng ở hệ thần kinh có thể sẽ khiến bạn bị nổi mụn nhiều và tái đi tái lại ở khu vực dưới trán và gần lông mày. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là tìm cách giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi bằng các hoạt động thể dục thể thao, nghe nhạc, đọc sách, nghỉ ngơi v.v…Bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và từ bỏ các thói quen xấu có hại cho cơ thể như hút thuốc lá, uống rượu bia.
3. Mụn mọc ở tai
Bạn có biết, đôi tai có sự liên quan mật thiết đến cơ quan bài tiết quan trọng nhất cơ thể, đó là thận. Thận gặp vấn đề sẽ khiến cho cơ thể gặp phải những biểu hiện đáng kể, mụn nổi ở lỗ tai chính là một dấu hiệu để chúng ta có thể sớm nhận biết.
Để giải quyết tình trạng này, việc đầu tiên và duy nhất bạn có thể làm là hãy uống đủ lượng nước cần thiết trong ngày. Ngoài ra, bạn phải chủ động giảm đi lượng muối trong mỗi bữa ăn và hạn chế sử dụng các thức uống chứa nhiều caffein. Thận khỏe, tai bạn sẽ không còn nổi mụn nữa.
4. Mụn nổi trên hai má
Theo thống kê của các bác sĩ thì hai bên má là vị trí mụn hay xuất hiện nhất trên toàn bộ gương mặt. Vậy nên khi bị mụn nổi nhiều ở má, rất nhiều người nghĩ là do da không được vệ sinh sạch chứ ít ai nghĩ hệ hô hấp của mình đang gặp vấn đề cả.
Nhưng sự thật nó là như vậy, các bác sĩ đã tìm ra mối liên quan giữa môi trường nhiều khói bụi và mụn, kết quả cho thấy nếu một người phải hằng ngày hít nhiều khói bụi từ môi trường thì sẽ bị nổi mụn hai bên má một cách thường xuyên. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên giặt áo gối, chăn màn thường xuyên và thực hiện các bài tập tăng cường sức khỏe tim mạch cùng hệ hô hấp.
5. Mụn nổi quanh mắt và trên lông mày
Gan gặp vấn đề sẽ khiến cho nhiều vị trí trên cơ thể bạn bị nổi mụn, bởi đây là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong cơ thể. Mỗi ngày, gan phải thực hiện hơn 200 chức năng và chức năng chính là giải độc cho các cơ quan nội tạng khác. Khu vực quanh mắt và lông mày cũng sẽ nổi mụn trứng cá nếu gan của bạn gặp vấn đề. Bên cạnh đó, dị ứng với mỹ phẩm cũng sẽ khiến cho lông mày của bạn bị nổi mụn. Hãy tránh xa những thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo, chất bảo quản và cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất để giải độc cho gan.
6. Mụn nổi ở cằm, quai hàm và vùng cổ
Mụn mọc ở cằm và quanh quai hàm có thể là do tuyến thượng thận của bạn có vấn đề hoặc do sự thay đổi của nội tiết tố và vấn đề ở dạ dày, ruột non. Do đó, bạn nên chủ động ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước để loại bỏ độc tố tích tụ lâu ngày trong đường ruột. Ngoài ra, luôn vui vẻ và ngủ đủ giấc để tránh bị rối loạn nội tiết tố. Nếu bạn có thói quen sờ cằm thì cũng hãy từ bỏ ngay vì đó cũng là nguyên nhân khiến cằm bị nổi mụn.
7. Mụn nổi nhiều ở vai và lưng
Có phải bạn đang gặp phải những vấn đề về tâm lý? Nếu bạn đã phải làm việc căng thẳng trong một thời gian dài thì rất có thể bạn sẽ bị mụn nổi nhiều trên vài là lương đấy. Đừng xem thường những đốm mụn ở lưng, bạn sẽ phải đến bác sĩ nếu đã thử qua các biện pháp trị mụn nhưng không khỏi.
8. Mụn nổi ở tay và khuỷu tay
Tình trạng mụn xuất hiện nhiều ở tay và khuỷu tay mãi không hết có thể là do bạn đã bị chứng dày sừng Polaris. Nguyên nhân là do da bạn quá khô bởi sự tích tụ nhiều tế bào da chết, khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn lại gây mụn. Cách trị mụn hiệu quả nhất bạn có thể làm lúc này là chăm sóc da tay bằng cách tẩy tế bào chết hàng tuần và dưỡng ẩm da mỗi tối, kết hợp với một chế độ dinh dưỡng giàu Vitamin.
9. Mụn mọc nhiều ở mông
Vùng da mông vốn rất mềm mại, thế nhưng nếu đến một thơi điểm mụn cứ thay phiên nhau nổi trên làn da ấy, mặc cho bạn đã bôi nhiều loại thuốc trị mụn, thì bạn đã gặp vấn đề về nội tiết tố. Không chỉ vậy, bạn còn phải xem lại đồ lót của mình xem có chật quá hay không, hoặc nhớ lại xem mình có uống loại thuốc nào lạ gần đây không vì có thể bạn đã bị dị ứng thuốc.
Cách khắc phục thật ra cũng khá đơn giản, chỉ cần bạn mặc quần lót vừa vặn và thoáng khí, chăm chỉ dùng kem dưỡng ẩm, cẩn trọng khi uống thuốc và ăn ngủ khoa học.
10. Mụn ở vùng kín
Đây có thế nói là vùng nhạy cảm nhất trên cơ thể chúng ta mà mụn có thể cư ngụ được. Sự xuất hiện của những nốt mụn trứng cá ở vùng kín (cơ quan sinh dục) có thể là biểu hiện của một số bệnh lây qua đường sinh dục. Hoặc chỉ đơn giản là do bạn vệ sinh cá nhân kém.
Hãy khắc phục tình trạng này bằng cách vệ sinh cá nhân vùng kín sạch sẽ mỗi ngày với xà phòng dịu nhẹ, cân nhắc kỹ khi tẩy lông vùng kín vì sẽ gây nên xây xát. Bên cạnh đó bạn phải xây dựng một lối sống lành mạnh, an toàn. Thế nhưng nếu sau khi đã áp dụng các biện pháp vừa nêu mà mụn vẫn không được cải thiện, bạn hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Tóm lại, mụn mọc ở các vị trí trên cơ thể trong một thời gian dài sẽ có thể là dấu hiệu của một số vấn đề liên quan đến các cơ quan nội tạng cũng như hệ thần kinh. Chúng ta không nên xem thường. Nếu tình trạng mụn không khỏi mà ngày một nặng, bạn nhất thiết phải đến bệnh viện có chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị.
Bác sĩ tư vấn: Trần Ngọc Lan Hương (bệnh viện Da liễu Hà Nội).
Có thể bạn muốn biết:
BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU:
mjnh bị mụn vùng lưng cổ ngực, vùng lưng có mụn nhiều có cách nào chua trị hết ko vậy ???
Cái này chỉ tương đối thôi. Ví dụ da không nhờn không phải dạng mụn thường hoặc là có tiền sử bị bệnh gì đó thì mới đáng xem thôi. Chứ còn bản thân mình cũng bị mụn tè le mà đi khám chả có bệnh gì cả.
Mình tưởng vị trí mụn ở lưng là do tuyến bã nhờn chớ. Hồi ngày xưa lúc còn sinh viên ở phòng trọ nóng bức quá không hiểu tại sao mình bị mụn ở lưng luôn. Mà kỳ lạ là đứa nào cũng bị. Đợt chuyển chỗ khác ở tự nhiên sạch bách mụn chả còn cái nào cả.