Có thể bạn cần biết: Giải pháp vàng điều trị mụn trứng cá năm 2019
So với các phương pháp hiện đại thì cách trị mụn mủ bằng nguyên liệu tự nhiên lại có “sức hút” vô cùng kỳ diệu và đang được các tín đồ làm đẹp truyền tai nhau trong thời gian gần đây. Hãy tìm hiểu rõ hơn trong bài chia sẻ dưới đây.
Nội dung bài viết bao gồm:
I/ Tại sao mụn mủ thường xuất hiện trên da?
II/ 11 Cách trị mụn mủ đơn giản
III/ Các loại kem bôi/thuốc trị mụn mủ
IV/ Chuyên gia nói gì về cách trị mụn mủ bằng thiên nhiênMỤN BỌC, MỤN VIÊM SƯNG, MỤN MỦ chẳng còn là nỗi lo với giải pháp trị mụn từ thảo dược Đông y Nhất Nam Hoàn Nguyên Bì. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về LIỆU TRÌNH TRỊ MỤN này nhé!
Mụn mủ là một dạng của viêm da do vi khuẩn P.acnes gây ra. Tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng mụn mủ có thể lây lan trên da khiến cho tình trạng mụn trở nên khó điều trị. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị mụn mủ kịp thời bằng các nguyên liệu tự nhiên vẫn có thể “đánh bật” mụn nhanh chóng.
Tại sao mụn mủ thường xuất hiện trên da?
Mụn mủ được hình thành do bã nhờn và bụi bẩn tích tụ lâu ngày làm tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo môi trường thích nghi cho vi khuẩn P.acne gây viêm nhiễm trên da. Ngoài ra, mụn mủ còn xuất hiện da một số nguyên nhân:
+ Rối loạn nội tiết tố: Các hormon estrogen trong cơ thể thường tăng cao vào giai đoạn dậy thì làm kích thích các tuyến bã nhờn dưới da hoạt động mất kiểm soát, làm tăng chức năng bài tiết và gây bít tắc lỗ chân lông.
+ Vệ sinh da chưa đảm bảo: Không giữ vệ sinh da, vệ sinh không đúng cách là nguyên nhân khiến mụn mủ hình thành. Chưa kể đến một số tác nhân khác như là trang điểm nhiều, chăn gối, điện thoại bụi bẩn,… Hãy loại bỏ các nhân tố này để giảm thiểu triệu chứng mụn mủ trên da.
+ Căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên: Tâm lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết các nội tiết tố trong cơ thể. Khi cơ thể căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến lượng hormone trong cơ thể mất cân bằng và gây ra hiện tượng mụn mủ.
+ Thường xuyên tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm: Việc thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bụi bẩn, hay thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm mà không sử dụng biện pháp bảo vệ nào có thể khiến cho tình trạng mụn mủ trên da trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.
Hướng dẫn 3 bước giúp loại bỏ nhanh triệu chứng mụn mủ, thực hiện như sau:
- Vệ sinh da mặt sạch sẽ 2-3 lần/ngày để tẩy tế bào chết và bụi bẩn bám trên da. Tuyệt đối không chà xát mạnh, cào nặn mụn hoặc chạm tay vào vùng mụn đang viêm.
- Cải thiện thói quen sinh hoạt: Cần bảo vệ da trước các tác nhân như ánh nắng mặt trời, khói, bụi bẩn, không dùng mỹ phẩm trong thời gian mụn mủ xuất hiện trên da. Bên cạnh đó, luôn giữ cho tinh thần thoải mái bằng cách vận động cơ thể.
- Thay đổi thói quen ăn uống: Chế độ dinh dưỡng cho những người bị mụn mủ cũng đáng được quan tâm. Bởi vì khi sử dụng các loại thực phẩm không phù hợp có thể làm gia tăng tình trạng mụn: thức ăn nhanh, thức ăn cay, nóng,.. Ngoài ra, cũng cần hạn chế một số loại thức ăn như đường, tinh bột, sữa để tránh tình trạng mụn nghiêm trọng hơn.
11 Cách trị mụn mủ đơn giản không phải ai cũng biết
Cũng giống như mụn trứng cá, mụn mủ gây phá hủy cấu trúc da và có thể để lại sẹo, thâm sẹo sau khi lành. Ai cũng có nguy cơ mắc phải mụn mủ nếu không chăm sóc da đúng cách, vì thế hãy trang bị kiến thức điều trị mụn mủ từ bây giờ để kịp thời khắc phục nếu chẳng may mụn mủ “đột nhập” trên da của bạn.
1. Cách trị mụn mủ bằng trà xanh
Trị mụn mủ bằng trà xanh được nhiều người đánh giá cao bởi tính năng an toàn, kháng khuẩn, kháng viêm rất cao, giúp ngăn chặn sự viêm nhiễm, giảm tình trạng bưng mủ và hạn chế sự phát triển mụn. Không những vậy, trà xanh còn giúp chậm quá trình lão hóa cho làn da, giúp da khỏe mạnh, săn chắc.
Thực hiện:
- Lấy 1 nắm lá trà xanh xay nhuyễn, sau đó ép lấy nước để được nước trà xanh.
- Dùng bông tâm thấm nước của trà xanh rồi chấp lên vùng mụn mủ sau khi đã vệ sinh da mặt.
- Thư giãn khoảng 15 phút thì vệ sinh da mặt bằng nước mát và để da thông thoáng.
Các chất kháng khuẩn tự nhiên của trà xanh sẽ nhanh chóng lấy đi các nhân mụn mủ, tăng cường đàn hồi da.
→ Đánh giá kết quả thực hiện: 9/10
2. Cách trị mụn mủ chỉ với nước cốt chanh
Các vitamin C có trong chanh giúp làm khô đầu mụn, giúp cho các mụn mủ suy giảm triệu chứng sưng, viêm. Tuy nhiên, với cách trị mụn mủ bằng nước cốt chanh chỉ nên thực hiện khoảng 2-3 lần/tuần là được.
Cách thực hiện cũng rất đơn giản:
- Cắt đôi quả chanh rồi vắt lấy nước cốt.
- Dùng bông tẩy trang thấm nước cốt chanh và thoa lên những vị trí bị mụn mủ “chiếm đóng”.
- Massage nhẹ nhàng rồi vệ sinh da mặt sau 20 phút.
Nước cốt chanh còn có tính tẩy mạnh, nên có thể làm mỏng và khô da nếu không sử dụng đúng cách.
→ Đánh giá kết quả thực hiện: 7/10
3. Cách trị mụn mủ mật ong – Theo kinh nghiệm của dân gian
Từ lâu, mật ong được xem như một loại kháng sinh tự nhiên với tác dụng kháng khuẩn. Ngoài ra, mật ong còn được xem như một loại dưỡng chất tự nhiên với tác dụng kháng viêm, cân bằng sắc tố và dưỡng ẩm phù hợp. Mật ong sẽ làm cho nhân mụn nhỏ lại, giảm sưng đỏ và mủ, loại đi các vi khuẩn có hại gây nên mụn, vì thế mà mật ong có tác dụng trị mụn mủ hiệu quả. Cũng như chất dưỡng da, mật ong sẽ giúp cho da mềm mại, sạch sẽ và láng mịn chỉ sau một đêm.
- Vệ sinh da mặt, sau đó thoa một lớp mỏng mật ong lên vùng da mụn.
- Thư giãn khoảng 20 phút hoặc để mặt nạ qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau.
- Kiên trì thực hiện cách này khoảng 2-3 lần/tuần để cải thiện tình trạng của mụn mủ.
Ngoài ra, các bạn có thể kết hợp mật ong với các nguyên liệu khác như nghệ, sữa chua không đường, nha đam để trị mụn và chăm sóc da mặt.
→ Đánh giá kết quả thực hiện: 8/10
4. Cách trị mụn mủ bằng tỏi hiệu quả
Không chỉ là loại gia vị quen thuộc trong các nhà bếp, tỏi còn được biết như một loại nguyên liệu quý có giá trị trong việc trị mụn mủ, trị mụn bọc. Các kháng sinh tự nhiên trong tỏi có tác dụng làm se khít lỗ chân lông, kháng khuẩn, tẩy tế bào chết và làm giảm viêm ngứa, lấy đi nỗi lo về mụn mủ.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Cắt tỏi thành những lát mỏng, đắp trực tiếp lên các nốt mụn mủ.
- Để tỏi trên da khoảng 5-10 phút thì rửa mặt thật sạch.
- Không nên lạm dụng cách này, vì nó có thể khiến cho làn da mụn bị thương tổn.
Ngoài ra, tỏi còn chứa lượng lớn các chất chống oxy hóa, giúp cho da căng mịn, hạn chế lão hóa da.
→ Đánh giá kết quả thực hiện: 7/10
5. Cách trị mụn mủ đơn giản bằng lá tía tô
Y học cổ truyền cho rằng, lá tía tô có chứa lượng lớn tinh dầu tự nhiên, có mùi thơm đặc trưng với khả năng sát khuẩn mạnh, kháng viêm, cầm máu… Đặc biệt, lá tía tô còn có khả năng khống chế mụn mủ hay làm giảm các triệu chứng viêm loét ngoài da. Đồng thời, các loại vitamin A, C và khoáng chất canxi, sắt, photpho,…trong lá tía tô giúp tái tạo các tế bào da, dưỡng trắng và tăng cường sức đề kháng để ngăn ngừa mụn mủ bọc rất tốt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá tía tô và giã nát với nước lọc để lấy nước cốt.
- Làm sạch da mặt, thoa nước cốt lá tía tô lên da và massage.
- Thư giãn khoảng 15 phút thì vệ sinh da mặt và để da khô thoáng.
- Có thể thoa thêm một lớp nước hoa hồng để cân bằng độ ẩm cho làn da.
Các bạn có thể thực hiện cách này 2-3 lần/tuần để giảm tình trạng viêm, sưng do mụn. do dùng các nguyên liệu tự nhiên nên khá an toàn, ít gây kích ứng da, có tác dụng điều trị mụn trong thời gian dài.
→ Đánh giá kết quả thực hiện: 8/10
6. Cách trị mụn bọc mủ bằng kem đánh răng
Thành phần Sodium pyrophosphate trong kem đánh răng có tác dụng khống chế vi khuẩn gây hại và ngăn chặn quá trình làm tổn thương da. Bên cạnh đó, các silica và baking soda trong kem đánh răng có tác dụng hỗ trợ kháng viêm, làm mờ thâm sẹo do mụn mủ gây ra.
Cách thực hiện như sau:
- Làm sạch da bằng sữa rửa mặt, sau đó dùng giấy mềm thấm nhẹ lên da mặt cho đến khi khô.
- Tiếp theo, thoa 1 chút kem đánh răng có kích cỡ nhỏ lên nốt mụn mủ bọc.
- Khoảng 15 phút sau, bạn rửa sạch mặt với nước ấm.
Với phương pháp này, bạn không nên thoa kem quá nhiều và tuyệt đối không được để kem đánh răng qua đêm, vì kem rất dễ gây ra tình trạng kích ứng đối với những làn da nhạy cảm.
→ Đánh giá kết quả thực hiện: 8/10
7. Cách trị mụn mủ bằng rau diếp cá
Lá diếp cá có chứa lượng lớn vitamin C, cùng với một số thành phần kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn và làm teo nhân mụn mủ. Ngoài ra, rau diếp cá còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tiêu viêm giúp làn da trở nên mịn màng, cân bằng ẩm và chống lão hóa.
Cách thực hiện như sau:
- Rau diếp cá mang đi xay nhuyễn và vắt lấy nước.
- Trộn thêm 1 thìa mật ong nguyên chất vào nước ép rau diếp cá và dùng để thoa lên da.
- Thư giãn da mặt khoảng 15-20 phút thì rửa mặt thật sạch.
- Mỗi tuần đắp mặt nạ rau diếp cá khoảng 2 lần là được.
→ Đánh giá kết quả thực hiện: 9/10
8. Cách trị mụn mủ bằng rau mồng tơi
Theo một số nghiên cứu mới đây cho thấy, rau mồng tơi có chứa nhiều vitamin nhóm A, vitamin B cùng một số dưỡng chất như saponin, sắt có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể, đồng thời giúp cho da hồng hào, không bị viêm nhiễm. Đặc biệt sử dụng rau mồng tơi thường xuyên, bạn sẽ dễ dàng loại bỏ mụn mủ và giúp cho làn da nhanh chóng mịn màng hơn.
Cách thực hiện như sau:
- Lá mồng tơi mang đi rửa sạch và giã nhuyễn cùng với vài hạt muối biển.
- Rửa mặt thật sạch và đắp hỗn hợp này lên da.
- Thư giãn khoảng 15 phút thì rửa mặt sạch.
- Thoa thêm một lớp nước hoa hồng để giúp da cân bằng lại độ ẩm.
→ Đánh giá kết quả thực hiện: 8/10
9. Cách trị mụn mủ bằng nha đam
Trong nha đam có chứa lượng lớn vitamin C, E có tác dụng kháng viêm, kích thích collagen phát triển và khôi phục làn da sau tổn thương.
Cách thực hiện như sau:
- Dùng 1 lá nha đam tươi, rửa sạch và gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài.
- Xay nhuyễn nha đam rồi hòa chung với 2 thìa mật ong nguyên chất để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Làm sạch da mặt rồi thoa hỗn hợp vừa chuẩn bị lên da, kết hợp massage nhẹ nhàng.
- Thư giãn khoảng 15-20 phút thì rửa mặt và để cho làn da khô thoáng.
→ Đánh giá kết quả thực hiện: 8/10
10. Cách điều trị mụn mủ bằng lá sen
Đông y cho rằng, lá sen có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Ngoài ra, trong lá sen cũng chứa một số thành phần kháng khuẩn tự nhiên, có thể giúp hạn chế tình trạng viêm, sưng do mụn mủ gây ra.
Thực hiện:
- Dùng 1 nắm cuống lá sen rửa sạch và sắc lấy nước đặc để vệ sinh vùng da bị mụn mủ.
- Kết hợp với cách dùng lá sen giã nát cùng với cơm nếp rồi đắp vào vùng da có mụn mủ.
- Sử dụng kiên trì mỗi ngày 2-3 lần để lấy đi nhân mụn mủ đơn giản, nhẹ nhàng hơn.
→ Đánh giá kết quả thực hiện: 7/10
11. Cách trị mụn mủ bằng hoa nhài và một số thảo dược
Không giống như những nguyên liệu được gợi ý trên, phương pháp này được hướng dẫn sử dụng nhiều nguyên liệu tự nhiên hơn. Tuy nhiên, đây là sự kết hợp tương đồng và giúp tăng tính hiệu quả cho phương pháp điều trị.
- Chuẩn bị: Hoa nhài 10g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 16g.
- Thực hiện: Cho các nguyên liệu này vào ấm đất và sắc với một lượng nước vừa đủ. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, kiên trì thực hiện cho đến khi mụn mủ biến mất.
→ Đánh giá kết quả thực hiện: 8/10
Các loại kem bôi và thuốc trị mụn mủ
Các chuyên gia khuyên rằng, việc sử dụng thuốc trị mụn mủ cần có sự theo dõi của chuyên gia để mang lại hiệu quả tốt hơn. Ở một số trường hợp, bệnh nhân lạm dụng thuốc điều trị khiến cho bệnh ngày càng nghiêm trọng. Một số loại thuốc và kem bôi trị mụn mủ các bạn có thể tham khảo đó là:
1- Trị mụn mủ bằng các loại kem bôi ngoài:
Các loại kem bôi ngoài này thường có chứa một lượng lớn kháng sinh, nên chúng có khả năng gây kích ứng da khá cao. Một số loại kem được kể đến như:
# Tretinoin:
Là một loại kem bôi ngoài có hiệu quả nhanh đối với nhân mụn, tác dụng làm trồi nhân mụn ra bên ngoài, nhưng thường không có hiệu quả nhiều đối với mụn mủ và mụn nang. Thành phần tretinoin thường gây kích thích da mạnh, gây đỏ da lúc mới bắt đầu điều trị. Thời gian ban đầu, các bạn chỉ nên bôi 1 lần/ngày hoặc 2 ngày/lần cho đến khi thích nghi với thuốc. Tùy vào tình trạng mụn mà các chuyên gia sẽ kết hợp thuốc bôi tại chỗ với Efasol, Hiteen, Erylik để làm tăng tính hiệu quả.
# Clindamyncin:
Thành phần dung dịch có chứa khoảng 1% kháng sinh nên có tác dụng làm giảm lượng vi khuẩn Propionibacterium acnes – Một loại vi nấm thường gặp ở những người có làn nhờn. Tác dụng của các kháng sinh làm se đầu mụn mủ, nhưng thuốc không có tác dụng nhiều đối với nang mụn và nhân mụn.
# Benzoyl peroxyde:
Thuốc có chứa thành phần chống vi khuẩn gây mụn, đồng thời làm giảm các axit béo tự do trong nang tuyến bã và làm sạch nhân mụn. Thông thường, các loại thuốc này gây hiện tượng kích thích lột da nên thời gian đầu sử dụng, da thường có triệu chứng bong, tróc vảy. Ở những người có làn da nhạy cảm thì sử dụng loại kem có nồng độ 2,5 là được. Các chuyên gia khuyên rằng các bạn nên sử dụng công thức có chất nền là nước (water-based formulation) vì ít gây kích ứng da hơn loại có cồn. Cần tránh nắng trong thời gian dùng thuốc vì ánh nắng làm vết thương bị cháy đỏ, đen sạm đi.
# Erythromycin:
Có tác dụng tương đương với Clindamyncin, nhưng dung dịch chứa 4%. Thuốc được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn nhưng có tác dụng lấy đi đầu mụn khá nhanh.
# Lưu huỳnh:
Được xem là một loại thuốc cổ điển quen thuộc do được nhiều người sử dụng vì giá cả hợp lý. Tác dụng chính của thuốc là sát trùng, giảm nhờn, thường được pha trong cồn và long não, hoặc pha dưới dạng kem với resorcine có tác dụng tiêu mụn nhẹ.
# Adapalene:
Có tác dụng hoàn toàn tương tự như Tretinoin nhưng ít gây kích ứng cho da.
# Acid Acelaic (Azelin):
Có tác dụng diệt vi khuẩn gây mụn, tiêu mụn, hiệu quả đối với tất cả các loại mụn, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, loại kem trị mụn này có tác dụng tẩy nhẹ nên có thể làm mỏng và khô da.
2- Điều trị mụn mủ bằng các loại thuốc uống:
Một số loại kháng sinh trị mụn dạng uống thường được chỉ định kết hợp song song với thuốc bôi ngoài để mang lại hiệu quả cao hơn.
* * Sulfonamid:
Thường được chỉ định kết hợp với Trimethoprim và Sulfamethosazol, Bactrim, Cotrim,.. Song loại thuốc này ít được phổ biến vì khả năng kích ứng cao của nó.
* * Minocyclin:
Là một loại kháng sinh có rất nhiều điểm cộng, bởi nó có tính hấp thụ tốt hơn Tetracyclin, nhưng lại ít chịu tác động của thức ăn và sữa. Bên cạnh đó, nó có khả năng tăng sắc tố da, có thể gây nám, sạm da trong thời gian dùng thuốc.
* * Clindamycin:
Có thể được xem như một loại kháng sinh trị mụn rất tốt nhưng nó có thể gây viêm đại tràng giả mạc và kích thích nhu động ruột, làm ảnh hưởng đến chức năng dạ dày.
* * Erythromycin:
Được chỉ định trong những trường hợp bệnh nhân không thể sử dụng Tetracyclin. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc là gây khó chịu dạ dày, buồn nôn.
Lưu ý: Không được tự ý sử dụng Erythromycin estolat để điều trị mụn vì thuốc gây vàng da, tắc mật.
* *Corticosteroid:
Có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như teo da, khô da,… Vì vậy thuốc thường không được sử dụng rộng rãi, mà chỉ được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn đối với trường hợp mụn, viêm khó chữa.
* * Isotretinoin:
Thuốc uống trị mụn mủ Isotretinoin có tác dụng làm giảm sự hoạt động của tuyến bã và được chỉ định sử dụng trong trường hợp nặng. Thuốc chống chỉ định với một số trường hợp như suy gan, suy thận, dư vitamin A, dư lipid máu. Ngoài ra, thuốc có rất nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là đối với thai nhi.
→ Lời khuyên khi sử dụng kháng sinh điều trị mụn mủ:
Trong quá trình sử dụng kháng sinh, thuốc bôi trị mụn mủ các bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Mọi vấn đề về thuốc cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Không tự ý kết hợp kháng sinh thoa ngoài cùng với thuốc uống khi chưa được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
- Sử dụng đúng liều, lượng và thời gian quy định để tránh gây ra tác dụng phụ.
- Chỉ nên sử dụng thuốc trong thời gian ngắn, dưới 3 tháng.
Có thể kết hợp với các phương pháp không dùng thuốc kháng sinh như benzoyl peroxide, retinoid, azelaic acid trong khi dùng thuốc kháng sinh thoa ngoài da theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Chuyên gia nói gì về cách trị mụn mủ bằng nguyên liệu tự nhiên?
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Phạm Hồng Giang, chuyên khoa D2, bệnh viện Da liễu trung ương cho biết: “Sự xuất hiện của mụn mủ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người. Và hầu như các phương pháp tự nhiên trên chỉ phù hợp với tình trạng mụn mới phát. Đối với trường hợp mụn mủ xuất hiện trên diện rộng, các bạn nên khám và điều trị tại chuyên khoa da liễu. Bởi những biểu hiện này không đơn thuần là triệu chứng ngoài da mà nó còn thể hiện chức năng gan đang gặp phải rất nhiều vấn đề.”
Bên cạnh lời cảnh báo, bác sĩ Giang cũng đưa ra một số lời khuyên trong việc điều trị và hạn chế mụn mủ như sau:
+ Cân bằng chế độ sinh hoạt phù hợp: Thói quen thức khuya, hút thuốc, uống bia rượu, lười vận động là những tác nhân quan trọng có thể khiến cho làn da bị mụn mủ tấn công bất cứ lúc nào. Vì vậy, hãy hạn chế những vấn đề này ngay lập tức nếu không muốn tình trạng mụn nghiêm trọng hơn.
+ Cải thiện chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc khắc phục hoặc làm cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng. Thường xuyên sử dụng thực phẩm cay, nóng là mối nguy hại rất lớn. Thay vào đó, hãy sử dụng nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước,..
+ Giữ tinh thần thoải mái: Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài có tác động không tốt đến sức khỏe mà nó còn là nguyên nhân khiến cho làn da trở nên thiếu sức sống.
+ Vệ sinh da mặt đúng cách: Thói quen rửa mặt nhiều lần trong ngày hoặc không rửa mặt cũng là nguyên nhân gây mụn thường thấy. Vì vậy, hãy học cách rửa và chăm sóc da mặt đúng cách để hạn chế những biến chứng không mong muốn do mụn mủ gây ra.
Hiện nay, cách trị mụn mủ bằng các nguyên liệu tự nhiên đang được nhiều người ưa chuộng và sử dụng nhiều trong các phương pháp làm đẹp. Tuy nhiên, các biện pháp này thường làm mất nhiều thời gian, nên khó mang lại tác dụng với những người thiếu kiên trì. Đừng quên thăm khám và điều trị mụn mủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:
BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!