Rất nhiều người cho rằng mụn đầu đen không nặn có thể thành nốt ruồi. Thực hư vấn đề này như thế nào, liệu mụn đầu đen không nặn có trở thành nốt ruồi hay không?
Chào bác sĩ,
Em năm nay 23 tuổi, da em rất ít khi bị nổi mụn trừ những ngày đến kỳ “đèn đỏ” nhưng khoảng 6 tháng qua em lại bị nổi mụn đầu đen rất nhiều. Nhất là ở khu vực mũi và trên trán, tuy không gây đau gì nhưng nó làm da nhìn cứ như bị sạm đen. Và em không biết mụn đầu đen không nặn có thành nốt ruồi không vậy ạ, bởi em nghe mọi người nói chúng có thể biến thành nốt ruồi. Da mặt em xuất hiện rất nhiều mụn đầu đen đã khiến em khổ sở lắm rồi, nếu chúng hình thành nốt ruồi sẽ gây ảnh hưởng lớn đến khuôn mặt của em. Vì vậy, em mong bác sĩ giải đáp và tư vấn giúp em để em biết cách điều trị mụn sớm ạ. Em xin chân thành cảm ơn!
Bạn đọc: Thùy Trang, 23t, Tp.HCM (email: trang_ntt***@gmail.com)
Bạn Trang thân mến, cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ thắc mắc của mình về cho chuyên mục cachdieutrimuntrungca.com! Để trả lời cho thắc mắc của Trang về vấn đề mụn đầu đen không nặn có thành nốt ruồi? Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cơ chế hình thành mụn đầu đen xảy ra như thế nào.
Mụn đầu đen không nặn có thành nốt ruồi?
Mụn đầu đen thực chất là một dạng của mụn trứng cá hình thành do sự tích tụ của tế bào da chết, vi khuẩn gây mụn, bã nhờn và chất sừng nằm sâu trong lỗ chân lông. Mặc dù, mụn đầu đen không gây viêm như các loại mụn khác nhưng nó có đầu mụn nằm trồi lên bề mặt da và khi bị oxy các đầu mụn sẽ có màu nâu hoặc màu đen. Thực chất, nó chỉ là một khối chất thải mà thôi. Còn nốt ruồi là do nhiều tế bào sắc tố tạo thành ổ hình thành, nằm trong cấu trúc của da và là thành phần thuộc mô da.
Nốt ruồi hình thành do sự phát triển của da hoặc sự thay đổi màu sắc, bởi các tế bào Melanolytes nằm sâu dưới biểu bì có chức năng điều tiết melanin. Sau khi điều tiết xong, các lớp biểu bì này sẽ di chuyển đến các lớp biểu bì xung quanh để tiếp tục công việc làm đều màu da. Tuy nhiên, trong quá trình di chuyển đó, các sắc tố melanin lại tích tụ nhiều ngay một điểm nào đó, gây hình thành nên những nốt ruồi có màu đen mà mọi người rất hay nhầm lẫn với mụn đầu đen.
Dựa vào cơ chế hình thành và bản chất khác nhau của mụn đầu đen và nốt ruồi, chúng ta có thể rút ra kết luận mụn đầu đen không thể trở thành nốt ruồi được. Vậy nên các bạn đừng quá lo lắng với những nốt mụn đầu đen, bởi không nặn chúng vẫn không tài nào trở thành nốt ruồi được.
Giải pháp nào cho làn da bị mụn đầu đen?
Giải quyết tình trạng mụn đầu đen xuất hiện nhiều trên da, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
– Vệ sinh da mặt sạch sẽ mỗi ngày 2-3 lần bằng sữa rửa mặt có chứa salicylic acid để lấy đi các chất bụi bẩn và lớp dầu thừa trên da, giúp lỗ chân lông được thông thoáng; đồng thời kháng khuẩn và chống viêm nhiễm, ngăn ngừa mụn trứng cá. Trong quá trình rửa mặt, các bạn nhớ massage nhẹ nhàng để loại bỏ bớt bụi bẩn, vi khuẩn và chất nhờn bám trên da, giúp lỗ chân lông thông thoáng. Đặc biệt, bạn không nên chà xát mạnh tránh gây tổn thương cho da, nhất là vùng da nhạy cảm và các đốm mụn.
– Che chắn khi di ra ngoài với nón rộng vành, áo chống nắng, kính mát, khẩu trang để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và khói bụi ô nhiễm – một trong những nguyên nhân hình thành mụn đầu đen.
– Ngoài ra, các bạn nên hạn chế dùng mỹ phẩm, bởi chúng chứa các thành phần hóa học không tốt cho da và đặc biệt là da bị mụn đầu đen. Nếu có sử dụng bạn nên dùng nước tẩy trang để vệ sinh da sạch sẽ, tránh tình trạng mỹ phẩm dính trên da gây tắc nghẽn lỗ chân lông – nguyên nhân gây mụn đầu đen.
– Chú ý chế độ ăn hợp lý cho người bị mụn với nguyên tắc ăn uống lành mạnh, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, thức ăn cay nóng, kích thích để cơ thể tránh tích tụ nhiều độc tố. Bạn nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và nước để cơ thể thanh lọc cơ thể, tăng cường sức đề kháng và dưỡng da tươi sáng hơn.
– Giữ tinh thần lạc quan, sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc; tránh thức khuya, căng thằng hay stress để cơ thể được cân bằng, nội tiết tố được ổn định.
– Bạn cũng tuyệt đối đừng cạy nặn mụn đầu đen vì có thể khiến mụn bị viêm nhiễm nặng hơn thành mụn bọc, mụn mủ hoặc lây lan sang các vùng da khác.
– Nếu muốn loại bỏ mụn đầu đen, bạn hãy xông hơi da mặt cho lỗ chân lông giãn nở rồi dùng lòng trắng trứng pha với nước cốt chanh tươi thoa lên vùng da mụn. Sau đó các bạn dùng khăn cotton mềm nhúng nước ấm rồi lau mặt cho thật sạch sẽ giúp lấy đi nhân mụn đầu đen nhanh chóng.
Nếu đã áp dụng theo các phương pháp trên nhưng mụn đầu đen vẫn không tuyên giảm, bạn hãy đến các bệnh viên hoặc trung tâm chuyên khoa da liễu uy tín để các bác sĩ khám và có phương pháp điều trị cụ thể nhé.
Có thể bạn quan tâm: 7 phương pháp trị mụn đầu đen bằng mật ong
BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!