Có nhiều người thắc mắc là mụn cám có nên nặn không, và nếu có thể nặn thì nặn mụn cám như thế nào cho đúng? Hãy để cho cachdieutrimuntrungca.com giúp các nàng trả lời cho câu hỏi ấy nhé!
Mụn cám khá phổ biến và được đánh giá là một trong những loại mụn lành tính nhất, vì ít gây ra viêm nhiễm và cũng không tàn phá bề mặt da ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, đó chỉ là với mụn cám thỉnh thoảng nổi và nổi rải rác, còn đối với những ai có mụn cám tồn tại thường xuyên, tồn tại thành đám thì bề mặt da sẽ sần sùi như da cóc. Vì thế, việc nhiều người đặt ra câu hỏi có nên/có thể nặn mụn cám không cũng là điều dễ hiểu.
Tâm sự của bạn đọc:
“Ai nói nổi mụn cám không sao, không cần quan tâm thì em sẽ càng tủi hơn. Đâu phải ai cũng hiểu được cảm giác mụn cám nổi thành từng đám li ti trên gò má như em. Nói thật nhìn da em sần sùi trông kinh lắm. Em cũng dùng miếng rửa mặt chà đi chà lại mỗi khi rửa mặt, mà mụn vẫn cứ ngang nhiên nổi. Em nghĩ có lẽ phải nặn ra mới hết mụn được, nhưng em cũng chưa dám vì có vẻ như mụn này cồi nằm sâu lắm. Rất mong chuyên mục giải đáp giúp em, em có thể nặn mụn cám hay không và nặn làm sao cho không bị thâm sẹo. Em xin cảm ơn rất nhiều.”
(Cẩm Thoa, 24 tuổi, Kiên Giang).
Giải đáp cho vấn đề này là Chuyên gia chăm sóc sắc đẹp Trần Thị Ngọc Hằng, đến từ Viện chăm sóc da Thanh Hằng Beauty (Tp.HCM).
I. Có nên nặn mụn cám hay không? [Chuyên gia giải đáp]
Hai tiếng “nặn mụn” gần như trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều kỷ lục trên các diễn đàn, các trang web chuyên về làm đẹp. Nghe có vẻ buồn cười nhưng nếu bạn không bị mụn tấn công, bạn sẽ không thể hiểu được cảm giác khó chịu của người khác, khi nhìn thấy da mặt mình bị nổi cộm lên những đốm mụn. Và ngay cả dạng mụn không chứa dịch như mụn cám cũng chẳng khiến người bị mụn cảm thấy có thể chấp nhận đươc. Tuy nhiên, chuyên gia ở lĩnh vực này khuyên bạn không nên nặn mụn cám. Vì sao?
Theo chuyên gia Ngọc Hằng thì nặn mụn không phải là một phương pháp tốt để ngăn ngừa và trị mụn như nhiều người vẫn nghĩ. Bởi lẽ, bàn tay của chúng ta chẳng thể nào làm sạch được đến mức vô trùng được, nên sẽ rất có khả năng làm lây lan vi khuẩn trên tay vào đầu mụn. Không những tay mà dụng cụ nặn mụn cũng có khả năng khiến cho mụn bị viêm nhiễm và xuất hiện tình trạng “nhảy mụn”.
Đấy là chưa kể đến trường hợp các bạn nặn mụn không đúng cách, nặn khi mụn chưa “chín”. Việc này sẽ khiến cho bề mặt da không chỉ sưng tấy, tróc da mà còn không thể lấy hết được nhân mụn và chắc chắn vùng da đó sẽ bị sẹo thâm. Tuy nhiên, đối với những trường hợp mụn cám nổi không dứt và nổi thành từng đám chi chít thì rất có thể bạn sẽ phải nặn chúng. Lúc này, bạn phải hết sức cẩn thận và tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia để có thể lấy hết được nhân mụn mà không gây sẹo lõm, sẹo thâm và tệ hơn là nhiễm trùng da.
II. Nặn mụn cám như thế nào là đúng cách?
Trước khi tiến hành các bước nặn mụn, bạn cần được biết cách xác định những mụn nào là có thể nặn được. Đây là một bước vô cùng quan trọng. Sau đó thì bạn đã có thể an tâm mà xử lý chúng theo trình tự sau:
Bước 1: Xông hơi da mặt
Lỗ chân lông giãn nở, thông thoáng sẽ giúp cho việc nặn mụn diễn ra dễ dàng hơn rất nhiều. Phương pháp hiệu quả và an toàn nhất từ trước đến nay để lỗ chân lông sạch thoáng, không gì khác ngoài xông hơi. Xông hơi da mặt không khác gì so với xông hơi giải cảm (theo quan niệm dân gian), thậm chí còn dễ thực hiện hơn.
Để hoàn thành bước đầu tiên và cũng không kém phần quan trọng này, bạn nấu nước sôi và cho vào chậu, sau đó nhỏ vài giọt tinh dầu mà mình thích vào. Nên sử dụng những tinh dầu có khả năng kháng khuẩn cao như tinh dầu trà xanh, nghệ vàng, tràm trà, sả v.v…Tiếp đến, bạn đưa mặt song song với mặt nước (cách 30cm) và trùm một chiếc khăn to dày lên đầu, thực hiện xông mặt trong 10 phút rồi rửa mặt lại với nước mát. Nếu cảm thấy cách xông hơi này rắc rối hoặc không chịu nóng được, các nàng có thể dùng khăn thấm nước ấm rồi đắp lên mặt trong 7 phút.
Thảm khảo thêm: Bật mí công thức xông hơi trị mụn hiệu quả mà bạn nên biết
Bước 2: Nặn mụn
Sau khi xông hơi da mặt, chúng ta có thể đến bước tiếp theo là nặn mụn. Lúc này, những dụng cụ như cây nặn mụn, bông gòn, nước muối sinh lý trở nên rất cần thiết. Hãy đảm bảo rằng bạn đã làm sạch những dụng cụ này một cách tốt nhất (cách làm sạch dụng cụ nặn mụn đơn giản nhất là ngâm vào nước nóng trong 5 phút). Rửa sạch tay với xà phòng diệt khuẩn và bắt đầu tiến hành nặn mụn nào!
Thoa một lớp nước muối sinh lý lên mụn để sát khuẩn, sau đó dùng đầu có móc của cây nặn mụn khều lớp sừng ra để lộ ra đầu nhân mụn. Tiếp đến chỉ cần dùng đầu nặn ấn nhẹ là có thể lấy được nhân mụn cám ra. Thông thường thì nhân mụn cám sau khi lấy sẽ gây cảm giác đau, nhưng nhờ xông hơi nên sẽ dễ dàng lấy hơn rất nhiều. Sau khi nặn mụn xong, bạn nhớ dùng bông gòn thấm nước muối sinh lý và thoa lên vùng da vừa tác động để chống viêm nhiễm nhé. Đợi nước muối khô lại, bạn rửa sạch mặt với nước mát là hoàn thành bước nặn mụn.
Bước 3: Dưỡng da sau khi nặn mụn cám
Sau khi nặn mụn xong, ít nhiều gì thì da của bạn cũng đã phải chịu những tổn thương nhất định. Do đó, bước dưỡng da là một bước không thể bỏ qua được.
Thời điểm thích hợp nhất để nặn mụn cám là vào buổi tối, bởi lúc này, các bước dưỡng da sẽ có thể tác động sâu hơn. Sau khi đã hoàn thành 2 bước ở trên, các nàng cần chuẩn bị một miếng bông tẩy trang có thấm nước hoa hồng, dùng miếng bông đó thoa nhẹ nhàng lên khắp bề mặt da chứ không chỉ là vùng mụn cám mới được nặn. Nước hoa hồng sẽ có thể cân bằng độ pH, sát khuẩn và se khít lỗ chân lông.
Để tránh sưng tấy và ngăn mụn quay trở lại, bạn hãy tự làm một số mặt nạ có kèm công dụng trị mụn cám như mặt nạ chuối, dâu tây, sữa chua, mật ong v.v…Sau khi thực hiện bước này, làn da của bạn sẽ vừa sạch cồi mụn cám, vừa láng mịn hơn rất nhiều.
→Lưu ý nhỏ bạn nên nhớ:
- Mụn cám dễ hình thành, dễ nặn nhưng cũng rất dễ quay trở lại khi gặp điều kiện thuận lợi. Vì vậy, bạn phải chủ động giữ sạch làn da của mình bằng sữa rửa mặt ngừa mụn cám 2 lần mỗi ngày. Có thể chọn mua các loại sữa rửa mặt có chứa Acid salicylic để tăng cường khả năng ngừa và trị mụn.
- Không nên nặn mụn vào thời điểm sắp đi ra ngoài, vì dù cho bạn có thực hiện đầy đủ 3 bước ở trên thì khói bụi và ánh nắng mặt trời vẫn sẽ gây hại đến da. Thời điểm vàng cho nặn mụn, chính là buổi tối trước khi đi ngủ vì lúc này da sẽ được phục hồi sau đêm dài.
- Trước khi tiến hành các bước nặn mụn, bạn cần tẩy trang thật sạch (nếu có trang điểm hoặc có bôi kem chống nắng).
- Hình thành thói quen tẩy da chết định kỳ để giúp cho da luôn được sạch sẽ, lỗ chân lông thông thoáng để ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của mụn cám.
Trên đây là câu trả lời chi tiết nhất cho câu hỏi: “Bị mụn cám có nên nặn không?” đã được bạn đọc đặt ra ở đầu bài viết. Kèm theo đó là những hướng dẫn nặn mụn cám cụ thể cho những ai đang cần tìm hiểu. Chúng tôi hy vọng bạn có thể thực hiện thành công để đón chào một làn da sạch mụn cám.
Thư Nguyễn
Chia sẻ thêm cho bạn những bài viết liên quan:
BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!